Những trẻ này ở tuổi lên 5, đến khám nha sĩ và được kiểm tra về tình trạng sâu răng, mất răng và bề mặt răng sữa và những chiếc răng bị sâu sớm. Sâu răng sớm nghiêm trọng được mô tả là sâu từ trên 6 cái, mất răng và phải hàn bề mặt răng sữa.
Trong số những trẻ tham gia nghiên cứu, 23,9% bị sâu răng nghiêm trọng và 48% có ít nhất một chiếc răng bị sâu. Trẻ được cho bú trên 2 năm có nguy cơ cao hơn 2,4 lần bị sâu răng nghiêm trọng so với những trẻ bú mẹ dưới 1 năm. Theo tác giả chính của nghiên cứu, TS Karen Peres từ ĐH Adelaide ở Úc, có một số lý do giải thích mối liên quan này. Thứ nhất, trẻ bú mẹ sau 24 tháng thường là trẻ bú mẹ theo nhu cầu và vào ban đêm. Thứ hai, tần suất bú mẹ cao hơn và bú mẹ theo nhu cầu khiến khó làm sạch răng vào những thời điểm đặc biệt.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng bú mẹ trong khoảng thời gian từ 12 tới 23 tháng không làm tăng nguy cơ sâu răng.
Khoảng ¼ trẻ bú mẹ trên 24 tháng. Tiến sĩ Ruchi Sahota, một nha sĩ gia đình và phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết trong khi việc cho con bú dường như có những lợi ích về nha khoa nhất định, điều quan trọng nhất mà các bà mẹ có thể làm là ngăn ngừa sâu răng sớm. Ngay cả sữa mẹ cũng có đường trong đó. Vì vậy, sau khi cho trẻ bú cần lau miệng trẻ với một miếng vải ẩm hoặc với trẻ lớn hơn thì cần đánh răng với kem đánh răng có fluoride. Tốt nhất là, theo các nhà nghiên cứu, bạn chỉ nên cho trẻ bú đến 24 tháng.