Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ
Viêm da dị ứng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó vai trò của gen tương tác với yếu tố môi trường là cơ chế bệnh sinh chính. Các dị nguyên không khí như bọ nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc và một số dị nguyên thức ăn ... được nghiên cứu là những dị nguyên đóng vai trò chủ yếu trong các đợt cấp của bệnh, ngoài ra đôi khi còn có vai trò của 1 số vi khuẩn.
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến liên quan như:
- Tiền sử gia đình: Các gen có thể đóng một vai trò là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ, đặc biệt nếu một hoặc cả hai cha mẹ đều bị viêm da dị ứng.
- Hệ miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hình thành đầy đủ sẽ khiến làn da của trẻ nhạy cảm hơn.
- Yếu tố môi trường: Khi trẻ tiếp xúc với thời tiết lạnh, tắm trong nước nóng, tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác có thể gây bùng phát bệnh chàm.
- Một số trẻ có thể có làn da nhạy cảm hơn và dễ phản ứng hoặc dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với: Mồ hôi; Quần áo thô ráp gây ma sát; Nhiệt; Hóa chất tổng hợp trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc làm sạch; Chất gây dị ứng.
Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ
Viêm da dị ứng trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào các loại dị ứng.
Triệu chứng điển hình là ngứa nhiều, nổi mẩn với biểu hiện trầm trọng hơn vào buổi tối. Da nhạy cảm, sần sùi và sưng phồng nhiều lên khi gãi. Da khô, dày hơn và dễ tróc vảy.
Xuất hiện các mảng da màu xám nâu hoặc đỏ ở cổ, ngực, mí mắt... Đối với trẻ sơ sinh, viêm da dị ứng có thể xuất hiện khi được 2 – 3 tháng tuổi với biểu hiện chà xát vào giường hay bất kỳ đồ vật nào trong tầm tay.

Triệu chứng điển hình là ngứa nhiều, nổi mẩn với biểu hiện trầm trọng hơn vào buổi tối.
Đối với trẻ từ 2 tuổi, tình trạng phát ban xuất hiện rõ ở đầu gối, khuỷu tay khiến do vùng da này dày hơn bình thường.
Ngoài ra, tùy theo thể bệnh mà dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ em cũng có sự khác biệt. Bao gồm:
- Thể bệnh cấp tính: Xuất hiện mụn nước mọc thành từng mảng. Mụn có thể chảy nước, gây phù nề tạo cảm giác ngứa rát.
- Giai đoạn bán cấp tính: Tổn thương da bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn nhưng giảm cảm giác ngứa ngáy. Da thường khô ở bề mặt và dễ bị bong tróc.
- Thể bệnh mạn tính: Da sần sùi và khô hơn. Bề mặt da xuất hiện tình trạng lichen hóa và dễ tróc vảy.
Trẻ bị viêm da dị ứng khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm da dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, ngoại hình của bản thân mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe… Do đó, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu như mất ngủ, chảy mủ, cảm giác đau nhức tại vị trí viêm da dị ứng để được xử lý kịp thời.
Viêm da dị ứng không thể chữa khỏi hẳn bởi đây là bệnh lý mãn tính thường tái đi tái lại nhiều lần. Thực hiện điều trị đúng cách là giải pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Vì vậy, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám từ sớm để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị hiệu quả.
Chăm sóc da cho bé tại nhà
Tại nhà, cha mẹ cần thực hiện chăm sóc da đúng cách cho bé là biện pháp cải thiện tình trạng bệnh một cách đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Cha mẹ khi phát hiện con nhỏ mắc phải tình trạng này có thể thực hiện như sau:
Vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng kích ứng, mẩn đỏ trên da. Đồng thời, nên lựa chọn các loại sữa tắm có độ pH phù hợp, không chứa chất hóa học khiến vùng da bị viêm tiến triển nặng.
Sau khi tắm xong hãy dùng khăn bông mềm thấm khô nhẹ nhàng, không chà xát.
Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn nhằm tăng cường hàng rào bảo vệ da ngăn chặn những tác nhân gây hại tấn công. Ngoài ra, các sản phẩm này cũng giúp làm mềm và mịn da.