Ảnh minh họa
Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân của trẻ lỏng hoặc toàn nước. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ, tưởng không nguy hiểm nhưng nếu bé bị tiêu chảy kéo dài sẽ gây rối loạn hấp thu, khiến trẻ sụt cân, ốm yếu, sức đề kháng kém. Nghiêm trọng hơn, tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám để xử lý kịp thời, song song đó, các mẹ cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt khi em bé bị tiêu chảy.
Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng số lần bú.
Với trẻ lớn hơn thì tăng số lượng bữa ăn trong ngày, đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn của trẻ, cho trẻ ăn đồ thanh đạm, chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu.
Khi tình trạng tiêu hóa ở trẻ cải thiện thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
Cho trẻ uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải như oresol. Khi pha dung dịch oresol cho bé, mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng hoặc đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho bé uống nhiều hoặc ít hơn so với liều lượng quy định.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm sau để nhanh khỏi:
- Gạo: Là thực phẩm giàu tinh bột, gạo, cơm trắng có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả bằng cách giúp phân bé cứng hơn trước khi đào thải ra ngoài. Mẹ có thể nấu cháo, nấu bột, rang lên đun lấy nước uống bù dịch cho trẻ, hoặc cho bé uống nước cơm.
- Bánh mì: Giúp hấp thụ các axit trong dạ dày từ đó giúp giảm tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.
- Khoai tây: Vừa là nguồn bổ sung tinh bột vừa bổ sung lượng lớn chất xơ hòa tan cùng kali tốt cho đường ruột non yếu của trẻ, giúp bé nhanh dứt tiêu chảy.
- Sữa chua: Chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, là nguồn cung cấp lợi khuẩn tự nhiên an toàn cho bé, giúp xoa dịu các tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm cơn đau bụng, cân bằng hệ tiêu hóa.
- Chuối: Hàm lượng kali cao trong chuối sẽ bù chất điện giải bị mất đi do tình trạng tiêu chảy gây ra. Đồng thời, chất xơ pectin trong chuối giúp hấp thụ chất lỏng dư thừa ở ruột và giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy.
- Táo: Chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Đồng thời táo còn chứa hàm lượng đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng cho bé.
- Ổi: Chất tanin cùng hàm lượng vitamin C dồi dào trong ổi giúp hạn chế tiêu chảy, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, đường tiêu hóa của bé tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
- Nước dừa: Do tiêu chảy khiến bé dễ mất nước nên mẹ hãy cho bé uống nước dừa, vì nước dừa chứa các chất điện giải giúp bổ sung lượng nước đã mất, đồng thời làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, giúp bé dễ chịu hơn.
Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng gì?
- Đường, các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, mứt,… bởi chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ tệ hơn.
- Đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh khiến bé khó tiêu, co thắt ruột, không tốt cho bé đang bị tiêu chảy.
- Đồ hải sản, tôm, cá vì thực phẩm này dễ gây dị ứng, đi ngoài nhiều. Những trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa đang yếu nên cần tránh đồ tanh, sống.
- Những loại rau có tính nhớt như rau mồng tơi, mướp, rau đay,… bởi chúng sẽ kích thích nhu động ruột mạnh hơn, đẩy phân ra ngoài nhanh, khó cầm tiêu chảy hơn.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
GPQC số: 02004/2019/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.