Hà Nội

Trẻ bị táo bón để chữa trị dùng thuốc hay mẹo dân gian?

01-07-2022 11:22 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Táo bón là một trong các bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ, chiếm khoảng 3 - 5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa. Thực tế cho thấy, trẻ bị táo bón chỉ khoảng 5% là do bệnh lý, cấu trúc đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, 95% còn lại là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện.

8 biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón8 biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón

SKĐS - Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phương pháp chữa táo bón không dùng thuốc

Cần thực hiện thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn cho trẻ là yếu tố quyết định kết quả điều trị táo bón ở trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng. Kết hợp các nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ.

Nếu là trẻ đang bú mẹ: Trẻ đang bú mẹ bị táo bón có thể do người mẹ bị táo bón kinh niên. Cha mẹ cần đánh giá trẻ đã được uống đủ lượng sữa một ngày hay không, sau đó điều chỉnh lại chế độ ăn của mẹ, hạn chế những thực phẩm không tốt như các chất kích thích, đồ cay nóng. Người mẹ cũng cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả và uống đủ nước mỗi ngày để giải quyết tình trạng táo bón.

Nếu trẻ uống sữa công thức: Cha mẹ nên pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn được nhà sản xuất in trên hộp, đồng thời tư vấn chuyên gia để lựa chọn loại sữa dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ.

Nếu trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm, sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với những độ tuổi khác, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa kịp thích ứng với chế độ ăn mới

Theo đó, cha mẹ nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai, sau đó điều chỉnh độ đặc của thức ăn theo sự phát triển của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm quá đặc cứng, giàu chất đạm khó tiêu hóa. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn các chất xơ hòa tan có nhiều trong hoa quả, để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng.

Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước, do trẻ đã được bổ sung nước thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Các phương pháp điều trị táo bón cho trẻ em cha mẹ cần phải biết - Ảnh 2.

Táo bón là một trong các bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ

Cần thực hiện thay đổi sinh hoạt của trẻ

Một trong những cách điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Cha mẹ nên chú ý đến những thói quen sau:

Thói quen đi vệ sinh: Cha mẹ nên tập cho trẻ đi vệ sinh vào thời gian cố định sau các bữa ăn, bằng cách nhắc nhở và khuyến khích trẻ mỗi ngày. Thời gian đi vệ sinh có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.

Thói quen vận động: Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng cách cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc tập thể dục, thể thao. Thói quen vận động không chỉ cải thiện thể lực và tăng khả năng phát triển cho trẻ nhỏ mà còn giúp kích thích cơ bụng, cơ hậu môn vận động tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón.

Cần thực hiện thay đổi cách chăm sóc trẻ

Để giảm tình trạng táo bón của trẻ, cha mẹ có thể thực hiện động tác massage đơn giản bằng cách: Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần với hông phải. Nên nhớ chiều đi của bàn tay sẽ theo chiều kim đồng hồ.

Để động tác massage có hiệu quả, cha mẹ nên xoa từ ba đến bốn lần trong khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không thực hiện các động tác này ngay sau khi trẻ ăn xong.

Tập động tác đạp xe

Nắm lấy hai cổ chân trẻ, di chuyển để chân trái và chân phải lần lượt chuyển động lên - xuống sao cho khi đưa chân lên thì đầu gối chạm vào bụng theo động tác đạp xe đạp. Các chuyển động này kích thích nhu động ruột, giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.

Các phương pháp điều trị táo bón cho trẻ em cha mẹ cần phải biết - Ảnh 4.

Để giảm tình trạng táo bón của trẻ, cha mẹ có thể thực hiện động tác massage đơn giản.

Co duỗi gối

Nắm hai cổ chân hoặc cẳng chân của trẻ, đẩy về phía bụng để hai gối trẻ gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân trẻ duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, là một trong các cách trị táo bón cho trẻ rất hiệu quả.

Cho trẻ tắm nước ấm

Mỗi ngày cho trẻ tắm nước ấm từ 8 - 12 phút và giúp trẻ thư giãn trong bồn chậu để phân được di chuyển dễ dàng hơn.

Tư thế đi vệ sinh: Tập cho trẻ đi vệ sinh theo tư thế giữa hai đầu gối cao hơn phần hông bằng cách cho trẻ dẫm chân lên ghế khi đi đại tiện.

Ngoài ra, cha mẹ nên theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ, trong trường hợp trẻ bị táo bón, nứt kẽ hậu môn thì cha mẹ cần vệ sinh thật sạch hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh.

Điều trị táo bón ở trẻ bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ xác định trẻ đang có tồn ứ phân cứng trong trực tràng hay không. Nếu có, một số biện pháp sẽ được thực hiện ngay để lấy ngay phân tồn ứ ra như bơm hậu môn, thụt tháo hoặc thuốc nhuận tràng uống liều cao trong 5 - 7 ngày liên tiếp. Sau khi đã lấy phân tồn ứ, trẻ sẽ được uống thuốc nhuận tràng liều duy trì.

Do mỗi trẻ có thể được chỉ định thuốc khác nhau, nên cha mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc nhuận tràng, thuốc đút hậu môn, thụt hậu môn, thuốc chống táo bón…

Các phương pháp điều trị táo bón cho trẻ em cha mẹ cần phải biết - Ảnh 5.

Chế độ ăn cho trẻ là yếu tố quyết định kết quả điều trị táo bón ở trẻ.

Trẻ bị táo bón cần phải đi khám?

Với những trường hợp trẻ bị táo bón thoáng qua thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, điều chỉnh lại chế độ ăn đầy đủ chất xơ (trái cây, rau xanh), uống đủ nhu cầu nước hàng ngày. Song nếu trẻ bị táo bón rơi vào một trong các trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám bác sĩ:

– Táo bón kéo dài trên hai tuần.

– Trẻ mới sinh bị táo bón, chướng bụng.

– Trẻ bị táo bón kèm theo một trong các triệu chứng: Sốt cao, nôn trớ, chướng bụng, đại tiện ra máu, sụt cân

Táo bón là tình trạng phân quá ít, rắn và khô, khi đi đại tiện hoặc khoảng cách giữa 2 lần đi ngoài quá lâu. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số lần đi ngoài khác nhau. Cụ thể:

+ Trẻ dưới 1 tuổi: Bình thường sẽ đi đại tiện 2 - 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi 1 lần/ngày nhưng phân mềm, không đau rát, khối lượng bình thường thì không phải là táo bón.

+ Đối với ở trẻ hơn 1 tuổi: Bình thường đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng nếu trẻ đi 2 - 3 lần/ngày mà phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Như vậy, trẻ được kết luận là táo bón khi đi ngoài phân ít rắn và khô, đau rát, hậu môn đỏ, thậm chí rớm máu.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Trẻ ít đại tiện, dưới 3 lần một tuần

Phân khô cứng hoặc tròn như phân dê

Đại tiện khó, phải rặn nhiều, đau hậu môn

Trẻ có tâm lý sợ đại tiện

Tổn thương hậu môn: Chảy máu hoặc nứt kẽ hậu môn

Trẻ lười ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


TS. BS Lê Hải
Ý kiến của bạn