Nguyên nhân gây ra ho khan là do sự kích ứng ở đường hô hấp trên do dị ứng, trào ngược dịch dạ dày, hen suyễn hoặc các yếu tố khác. Người ta ghi nhận thấy tình trạng ho khan ở trẻ do các nguyên nhân khác như: Trẻ hít phải thức ăn hoặc một món đồ chơi nhỏ. Trẻ thường bị ho khan và thở khò khè khi có tắc nghẽn trong đường thở. Hoặc ho do "thói quen" không có nguyên nhân cụ thể và cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc.
Khi nào trẻ bị ho khan cần đến gặp bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp, ho khan ở trẻ nhỏ sẽ tự khỏi. Nhưng trẻ cần đi khám nếu cơn ho kéo dài hơn 2 - 3 tuần, vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu trẻ dưới 4 tháng có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì nên đưa trẻ đi khám ngay:
- Ho khan chuyển thành ho khan có máu hoặc chất nhầy màu xanh lá cây.
- Ho khò khè, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản.
- Khó thở hoặc thở gấp.
- Sốt cao.
- Dấu hiệu mất nước.
Điều trị ho khan sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, bác sĩ có thể kê cho những người bị hen suyễn các loại thuốc xịt để giúp giãn nở phế quản, những người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng Histamine trong một số trường hợp nhất định.
Làm gì khi trẻ bị ho khan?
Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc ho có hiệu quả đối với trẻ em dưới 6 tuổi và nó có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho những trẻ dưới 4 tuổi.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu triệu chứng ho kéo dài hơn một tuần và không cải thiện. Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Khi trẻ bị ho khan liên tục, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:
Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng ho.
Vệ sinh mũi và miệng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 2 - 3 lần/ngày.
Sử dụng các loại thảo mộc an toàn và các bài thuốc dân gian như mật ong, gừng, nước trà ấm...
Để điều trị ho khan vào ban đêm, hãy đặt máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ. Độ ẩm sẽ giúp đường thở của trẻ được giãn nở để giảm ho khan.
Nâng cao giường của trẻ, ngủ tư thế đầu cao hơn, điều này có thể giúp giảm ho khan do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do hội chứng chảy dịch mũi sau.
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống đồ lỏng và ấm như trà, nước canh gà, súp. Chất lỏng ấm sẽ làm lỏng chất nhầy và tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Những biện pháp này thường giúp làm giảm khó chịu tạm thời cho trẻ trước khi được kiểm tra bởi bác sĩ. Nếu triệu chứng ho vẫn tiếp tục sau khi thực hiện các biện pháp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị chính xác từ các chuyên gia y tế.
Tóm lại: Nguyên nhân gây ho ở trẻ rất đa dạng, phần lớn các trường hợp ho ở trẻ là do virus. Ngoài nguyên nhân ho do virus thì ho còn gặp ở các bệnh lý khác như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho gà, hen, dị ứng đường hô hấp, do hít phải dị vật hoặc các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…
Nếu trẻ bị ho và bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần sử dụng kháng sinh hay không dựa trên triệu chứng và kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ.
Khi bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ, cha mẹ cần phải thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tuân thủ liều lượng và lịch trình uống thuốc.
Ho có thể chia thành 2 nhóm: Ho khan (không có chất nhầy) và ho có đờm (có chất nhầy).
Ho thường không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ho không kiểm soát được có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, đặc biệt ho về đêm sẽ làm rối loạn giấc ngủ của trẻ.
Nhiều trường hợp ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị như ho do hít phải các chất kích thích, ho sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, ho do không khí quá khô hoặc quá nóng, gây kích ứng niêm mạc họng, cơn ho này sẽ nhanh chóng khỏi, chỉ cần thông mũi và cho trẻ uống nước ấm…