Trẻ bị ho có đờm, khò khè, sổ mũi: cách chăm sóc hiệu quả và khi nào cần đi khám?

26-07-2025 20:00 | Y học 360
google news

Ho có đờm, khò khè và sổ mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Cha mẹ chăm sóc đúng cách và nhận biết dấu hiệu nguy hiểm kịp thời giúp trẻ nhanh khỏi, tránh biến chứng.

Trẻ bị ho có đờm kéo dài, khò khè và sổ mũi khiến cha mẹ lo lắng? Bài viết này giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nguy hiểm và cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm, khò khè, sổ mũi

Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch khí quản và đường thở, qua đó, hỗ trợ tống xuất vi khuẩn, virus. Ho có đờm thường kèm theo tiếng thở khò khè, đờm đặc ở cổ họng và chảy nước mũi liên tục. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân:

Nhiễm virus đường hô hấp: Phần lớn các trường hợp ho có đờm ở trẻ là do virus gây cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản. Các tác nhân như rhinovirus, RSV, influenza virus… có thể làm tăng tiết chất nhầy, gây tắc nghẽn đường thở và ho đờm kéo dài.

Nhiễm khuẩn hô hấp: Một số trường hợp ho có đờm ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn, như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan hoặc viêm tai giữa. Tình trạng này thường đi kèm sốt cao, ho khạc đờm vàng/xanh và dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt.

Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trào ngược dịch dạ dày lên thực quản có thể kích thích vùng hầu họng, gây ho về đêm, nôn trớ và tiết dịch nhầy kèm ho kéo dài.

Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, gió lạnh hoặc không khí khô có thể làm niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng, dẫn đến ho, khò khè và chảy nước mũi.

Môi trường sống ô nhiễm: Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá, bụi mịn, nấm mốc hoặc không khí kém lưu thông dễ bị viêm đường hô hấp tái diễn, gây ho đờm kéo dài.

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, sổ mũi: cách chăm sóc hiệu quả và khi nào cần đi khám?- Ảnh 1.

Chăm sóc ngay khi chớm ho, đờm, sổ mũi là nền tảng giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm.

Ho có đờm kéo dài ở trẻ có nguy hiểm không?

Ho là một phản xạ sinh lý nhằm loại bỏ đờm, dị vật và tác nhân gây bệnh khỏi đường thở.

Tuy nhiên khi tình trạng ho có đờm, khò khè, sổ mũi kéo dài có thể khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, ăn ngủ kém, sụt cân. Từ đó, trẻ có nguy cơ bị suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến sự phát triển và thường xuyên tái lại ho đờm, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.

Đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu đờm không được loại bỏ đúng cách, để kéo dài có thể gây nên tình trạng co thắt phế quản, suy hô hấp, thậm chí tiến triển thành viêm tiểu quản, viêm phổi.

Trẻ bị ho đờm kéo dài khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Bố mẹ cần theo dõi sát các dấu hiệu ở trẻ, nhất là sơ sinh ho đờm có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cần cho đi khám:

- Trẻ bị ho kéo dài trên 3 ngày.

- Trẻ sơ sinh sổ mũi kèm ho có đờm

- Trẻ sơ sinh khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực

- Sốt cao > 38.5°C

- Bú kém, bỏ bú, nôn trớ nhiều, da tái, môi tím

- Ngủ li bì, khó đánh thức.

Cách chăm sóc ho đờm kéo dài ở trẻ tại nhà

Bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè, sổ mũi không ảnh hưởng đến giấc ngủ hay ăn uống, không kèm sốt cao, khó thở hoặc tím tái.

Không tự ý sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế ho

Trẻ bị ho do virus không cần dùng kháng sinh. Việc tự ý dùng thuốc ức chế ho có thể làm ứ đọng đờm, tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường bú mẹ và uống nhiều nước

Trẻ bú mẹ nên được bú nhiều để làm loãng đờm và bổ sung kháng thể tự nhiên. Trẻ lớn nên uống nước ấm, súp loãng, nước ép hoa quả để hỗ trợ làm dịu họng và long đờm.

Dinh dưỡng hợp lý

Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn đồ mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, trứng, sữa... Tránh ép trẻ ăn nếu đang nôn trớ.

Giữ ấm cơ thể

Trẻ ho về đêm cần giữ ấm cơ thể, cổ, lưng, ngực, bàn chân. Nên mặc đủ ấm, thay quần áo nếu bị mồ hôi, sử dụng dầu tràm hoặc khuynh diệp thoa nhẹ trước khi ngủ sau khi tắm xong và trước khi đi ngủ. Tránh thoa vào mũi, thóp và da mặt trẻ.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Trẻ sổ mũi kéo dài cần được vệ sinh mũi, họng đúng cách hàng ngày. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày, hút mũi nhẹ nhàng nếu có nhiều dịch. Vệ sinh miệng sau ăn bằng gạc sạch hoặc gạc răng miệng thảo dược.

Không gian sống trong lành

Duy trì môi trường sống không khói thuốc và vệ sinh nhà cửa định kỳ (giường ngủ, thảm trải sàn, rèm cửa, đồ chơi). Trẻ ngủ phòng điều hòa nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm khô mũi, kích ứng cổ họng giảm nguy cơ trẻ bị ho.

Siro ho cho trẻ hỗ trợ giảm ho đờm từ thảo dược

Để cải thiện ho đờm kéo dài, khò khè, sổ mũi ở trẻ cần làm ấm cơ thể, giúp phục hồi phế khí, càng sớm, càng giúp trẻ nhanh khỏi, hạn chế biến chứng.

Một số dược liệu được ghi nhận trong y học cổ truyền có thể hỗ trợ làm dịu ho, tiêu đờm: Quất (tắc): chứa vitamin C, pectin, tinh dầu có tác dụng long đờm; Húng chanh: có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên; Cát cánh: giúp tiêu đờm, giảm viêm họng, hỗ trợ phục hồi phế khí. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp truyền thống như quất chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong khi tình trạng ho ở trẻ mới chớm.

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, sổ mũi: cách chăm sóc hiệu quả và khi nào cần đi khám?- Ảnh 2.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo siro giảm ho cho bé từ thảo dược như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi chiết xuất từ quất, cát cánh đạt chuẩn GACP-WHO… hỗ giải cảm, hỗ trợ giảm sổ mũi, hỗ trợ giảm ho và tiêu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bố mẹ không nên chủ quan với các dấu hiệu ho có đờm, khò khè, sổ mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nhận biết nguyên nhân và chăm sóc đúng cách tại nhà sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh biến chứng. Đặc biệt ưu tiên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm ho đờm uy tín và nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với thể trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

TPBVSK Siro ho cảm Ích Nhi sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới: quất (Nam Định), cát cánh (Lào Cai).... có tác dụng hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm cho trẻ.

TPBVSK Siro Ho Cảm Ích Nhi - Sản phẩm duy nhất trong dòng ho cảm thảo dược, hai lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022 và 2024 (Vietnam Value).

Thông tin sản phẩm tại: ichnhi.vn

Tư vấn khách hàng: 1800.64.68.45

Số GPQC số 429/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 18/2/2021.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nam Dược


Ý kiến của bạn