Đau tăng trưởng có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua đến đau dữ dội. Dù đau tăng trưởng thường không gây ra bệnh lý nghiêm trọng nhưng vẫn có thể làm trẻ hay cha mẹ khó chịu. Vì trẻ hoàn toàn hết đau vào buổi sáng nên cha mẹ thỉnh thoảng nghi ngờ trẻ đau giả vờ. Lúc này, bố mẹ hãy luôn bên cạnh trẻ và giúp trẻ yên tâm. Việc bổ xung kịp thời các dưỡng chất cần thiết cho hệ cơ xương không những giúp trẻ thoát khỏi triệu chứng đau nhức tay chân mà còn giúp trẻ có được chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Đau xương tăng trưởng xảy ở độ tuổi nào?
Đau tăng trưởng thường gặp từ 25% đến 40% trẻ em, bắt đầu sau ba tuổi có thể kéo dài đến tuổi dậy thì. Nhìn chung, tình trạng này thường rõ nhất trong hai giai đoạn: trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi và lớn hơn từ 8 đến 12 tuổi.
Tại sao trẻ lại bị đau nhức xương tăng trưởng?
Trong quá trình trẻ phát triển nhanh, phần gánh vác của chân nặng, đầu xương chi dưới xung huyết dẫn đến đau chân, y học gọi là đau chân tăng trưởng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương tăng trưởng:
-Do cơ thể phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi, hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn. Cụ thể là hệ xương phát triển quá nhanh làm hệ cơ phát triển không “theo kịp”, xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng nên bị kéo căng ra gây đau bắp, bụng chân, tay hay còn gọi là đau cơ. Trẻ thường nhức mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.
-Vì Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh và sự co cơ. Nên khi thiếu sẽ gây rối loạn co cơ dẫn đến đau cơ khớp, trẻ thường xuyên đau nhức ở cánh tay, cẳng chân, khi ngủ bứt rứt không yên.
-Vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đặc biệt là hệ xương, trong khi các dưỡng chất xây dựng khung xương không được đáp ứng kịp thời như Canxi, các khoáng chất, vitamin D, MK7…. Canxi là thành phần chính của xương và răng, thiếu Canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành, khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng được ở những trẻ lớn từ 18 tháng. Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O (chân vòng kiềng), ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong hoạt động.
-Ngoài các nguyên nhân nêu trên, với trẻ thừa cân, béo phì thì trọng lượng quá lớn so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp sẽ khiến trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp nhất là khớp gối, vùng thắt lưng.
-Do trẻ hoạt động quá nhiều (chạy, nhảy, đùa nghịch…), hoặc do va đập.
Cách xử lý khi trẻ bị đau nhức xương tăng trưởng
Đau xương tăng trưởng là dấu hiệu thường gặp ở các trẻ báo động tình trạng dinh dưỡng không đủ cho nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách trẻ ở giai đoạn này không những giúp trẻ thoát khỏi cảm giác đau nhức khó chịu còn giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe, phòng được nguy cơ loãng xương về sau đặc biệt giúp trẻ có chiều cao tốt nhất khi trưởng thành. Cụ thể:
- Hạn chế cho trẻ nô đùa quá sức.
- Có thể giúp trẻ giảm đau bằng cách xoa bóp vùng bị đau, kéo duỗi, chườm nóng. Trường hợp trẻ đau nhiều, có thể cho trẻ uống ibuprofen/acetaminophen (Không cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng aspirin vì liên quan đến hội chứng Reye, rất nguy hiểm)…
- Cần cho trẻ ăn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm và đa dạng thực phẩm giàu canxi , khoáng chất như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá kho nhừ ăn cả xương, trứng, đậu, rau lá xanh đậm…Với trẻ không được bú mẹ hoặc ăn sữa ít, trẻ lớn không chịu uống sữa, ít ăn tôm, cá, rau xanh thì không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể. Vì vậy cần phải bổ sung canxi dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng. Muốn hệ xương nhận đủ Canxi và các khoáng chất từ thực phẩm cần có Vitamin D, và MK7. Vitamin D giúp hấp thu canxi từ thức ăn vào máu, và MK 7 là chiếc xe tải vận chuyển canxi từ máu vào nơi cần là hệ xương giúp xương phát triển. Muốn hấp thu được vitamin D thì cần chế độ ăn đủ dầu mỡ. Như vậy, ngoài chế độ ăn cân đối đủ chất, bố mẹ cần lựa chọn sản phẩm bổ xung bao gồm Canxi, vitamin D3, MK7, các khoáng chất magie, kẽm, đồng, mangan, silic, boron, và chondroitin, acid folic, DHA giúp hấp thu chuyển hóa canxi vào tận xương giúp con cao lớn, hạn chế tác dụng phụ của Canxi (tạo sỏi, nóng nhiệt…) và thoát khỏi những cơn nhức đau xương khó chịu.
Gọi (04).39.978.898 hoặc 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được Tư Vấn- Giải Đáp (Miễn Phí).