Hỏi: Con tôi bị cảm lạnh, tại sao không được dùng kháng sinh?
Trả lời: Cảm lạnh do virus gây ra, trong khi kháng sinh lại chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Nói chung, các triệu chứng thông thường của cảm lạnh như chảy nước mũi, ho và nghẹt mũi là nhẹ và trẻ sẽ khỏe lại mà không cần phải dùng bất cứ loại thuốc nào.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn không phát triển theo sau một nhiễm virus. Sử dụng kháng sinh để điều trị virus có thể dẫn đến một nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra con bạn có thể bị tiêu chảy hoặc các tác dụng phụ khác khi dùng kháng sinh.
Hỏi: Con tôi bị hắt hơi sổ mũi, ban đầu nước mũi trong, 3 ngày sau chuyển màu vàng, sệt. Như vậy có cần dùng kháng sinh không?
Trả lời: Trong cảm lạnh thông thường, tiết dịch nhày từ mũi đặc sệt và biến đổi từ trong sang vàng hoặc xanh là bình thường. Triệu chứng thường kéo dài khoảng 10 ngày.
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi chưa nhất thiết phải dùng kháng sinh.
Khi trẻ bị cảm lạnh thông thường có ho, chảy dịch nhày xanh kéo dài lâu hơn 10 ngày hoặc dịch nhày vàng xanh đặc sệt, sốt cao hơn 39 độ C ít nhất 3 đến 4 ngày thì có thể đây là dấu hiệu viêm xoang do vi khuẩn.
Nếu trẻ bị viêm xoang do vi khuẩn, việc dùng kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, trẻ cần được thăm khám để chắc chắn việc kê đúng thuốc kháng sinh.
Hỏi: Con tôi bị viêm tai, nhưng chưa uống thuốc, cháu vẫn ăn ngủ bình thường. Xin hỏi nhiễm trùng tai có phải dùng kháng sinh?
Trả lời: Không phải tất cả các nhiễm trùng tai đều được điều trị bằng kháng sinh. Ít nhất một nửa trong số đó sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Nếu con bạn không bị sốt cao hay đau tai nặng, cần theo dõi thêm.
Do đau thường là triệu chứng đầu tiên và khó chịu nhất của nhiễm trùng tai, Trẻ sẽ được dùng thuốc giảm đau. Acetaminophen và ibuprofen là những thuốc không cần kê đơn có thể giúp trẻ giảm đau. Hãy chắc chắn đúng liều cho con bạn theo cân nặng trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, đau và sốt sẽ cải thiện trong vòng 1 đến 2 ngày.
Thuốc nhỏ tai có thể giúp giảm đau tai trong thời gian ngắn. Bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa nếu con bạn dùng các thuốc nhỏ đó. Các thuốc điều trị cảm lạnh không kê đơn (chống sung huyết và kháng histamine) không giúp điều trị hết nhiễm trùng tai và không được khuyến cáo đối với trẻ nhỏ.
Hỏi: Có phải bị viêm họng là phải uống kháng sinh?
Trả lời: Không. Hơn 80% các chứng viêm họng là do virus. Nếu con bạn bị đau họng, chảy nước mũi và ho khàn tiếng, có khả năng là do virus và không cần phải làm test strep (một dạng test nhanh kiểm tra xem có nhiễm liên cầu hay không) và không nên thực hiện.
Kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị viêm họng do Liên cầu nhóm A.
Viêm họng gây ra bởi vi khuẩn này được gọi là “Strep throat – viêm họng Liên cầu”. Viêm họng Liên cầu thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học chứ không gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
Khi nghi ngờ con bạn bị viêm họng do liên cầu, dựa trên các triệu chứng của con bạn thì sẽ tiến hành test strep. Nếu test dương tính thì sẽ được kê kháng sinh.
Hỏi: Kháng sinh có phải là gây nhiều tác dụng phụ?
Trả lời: Không phải tất cả các kháng sinh đều gây ra tác dụng phụ ở trên mọi trẻ em. Tác dụng phụ có thể xuất hiện ở 1 trong 10 trẻ dùng kháng sinh. Tác dụng phụ có thể biểu hiện như phát ban, dị ứng, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu cọn bạn đã từng có phản ứng với kháng sinh.
Không phải tất cả các kháng sinh đều gây ra tác dụng phụ ở trên mọi trẻ em.
Đôi khi phát ban có thể xuất hiện trong suốt thời gian trẻ dùng kháng sinh, Tuy nhiên không phải tất cả các phát ban đều là phản ứng dị ứng. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu con bạn bị phát ban dạng nổi mày đay; biểu hiện này có thể là dị ứng. Nếu con bạn bị dị ứng loại kháng sinh nào thì nên ghi lại danh sách, báo cho bác sĩ trong mỗi lần khám bệnh.
Hỏi: Con tôi hay ốm và cũng phải phải uống kháng sinh. Xin hỏi kháng sinh có tác dụng bao lâu, có phải dùng nhiều sẽ bị kháng thuốc?
Trả lời: Hầu hết các nhiễm trùng do vi khuẩn cải thiện trong vòng 48 - 72 giờ tính từ khi dùng kháng sinh. Nếu triệu chứng của con bạn xấu đi, không cải thiện trong vòng 72 giờ thì phải thông báo cho bác sĩ. Nếu con bạn ngừng kháng sinh quá sớm thì nhiễm trùng không được điều trị triệt để và các triệu chứng có thể tái phát trở lại.
Việc dùng lặp đi lặp lại và lạm dụng kháng sinh có thể dẫn tới vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn kháng thuốc có nghĩa là vi khuẩn không còn bị tiêu diệt bởi các kháng sinh thường được dùng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Vi khuẩn kháng thuốc cũng có thể lây lan sang trẻ khác và người lớn.
Điều quan trọng là trẻ dùng loại thuốc kháng sinh đặc hiệu nhất hơn là loại kháng sinh có thể điều trị trong một phạm vi rộng các loại vi khuẩn (kháng sinh phổ rộng).
Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh có thể phải cần một kháng sinh đặc biệt khác. Đôi khi những loại thuốc này cần được dùng tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện.
Xem thêm: Có nên cho bé dùng kháng sinh khi bị sổ mũi?
Sai lầm dễ gặp khi cho trẻ uống kháng sinh