Tranh cãi về “cải thiện trí khôn” của động vật

11-10-2014 07:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Liệu một ngày nào đó con người có đủ khả năng để lập trình các loài động vật có trí khôn? Những khám phá của nhà nghiên cứu Tim Maughan mở ra một hướng mới trong nghiên cứu y sinh...

Liệu một ngày nào đó con người có đủ khả năng để lập trình các loài động vật có trí khôn? Những khám phá của nhà nghiên cứu Tim Maughan mở ra một hướng mới trong nghiên cứu y sinh, nhưng cũng gây tranh cãi kịch liệt...

Lập trình gen người trên động vật

Từ rất lâu rồi, nhân loại luôn tin chắc rằng, chính mức độ thông minh của chúng ta là thứ ngăn cách con người với thế giới các loài động vật khác. Chúng ta có khả năng học hỏi cao hơn, suy nghĩ sáng tạo và có lẽ quan trọng nhất là khả năng giao tiếp phức tạp thông qua tiếng nói, chữ viết và tự cho rằng chúng ta là một giống loài vượt trội. Tuy vậy, khi sự hiểu biết của chúng ta mở rộng về các hoạt động của não bộ và sử dụng các thí nghiệm trên động vật để hiểu biết nhiều hơn về gen bao gồm cả trí khôn.

Ông George Dvorsky - Viện Nghiên cứu đạo đức và các công nghệ mới nổi (IEET).

Ông George Dvorsky - Viện Nghiên cứu đạo đức và các công nghệ mới nổi (IEET).

Ý tưởng về việc tăng cường trí khôn cho động vật có thể không phải là vấn đề xa lạ. Chúng ta hãy xem xét một nghiên cứu được công bố hồi tháng 9 vừa qua bởi nhà nghiên cứu Ann Graybiel và các đồng nghiệp của bà tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) về mối liên hệ chặt chẽ giữa trí khôn và gen. Nhóm các nhà nghiên cứu đã lập trình di truyền cho các con chuột nhằm sản xuất FOXP2, một dạng gen có chức năng học và tạo ra quá trình biểu đạt ngôn ngữ - nhằm tìm hiểu xem liệu nó có cải thiện trí khôn ở loài chuột hay không. Kết quả là những con chuột này đã nhanh chóng tìm lối thoát ra khỏi mê cung hơn chuột thường.

Bản chất của cuộc nghiên cứu này đã đặt ra một câu hỏi khác: Liệu thông qua các sự biến đổi và cải tiến căn bản cho não chuột thì chúng ta có thể tạo ra các loài động vật tình cảm với mức độ trí khôn để trở thành đối thủ với con người hay không?

Năm 2011, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi ông Sam Deadwyler tại Đại học Wake Forest ở Winston-Salem, Bắc Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 5 con khỉ nâu nhằm kiểm soát quá trình suy nghĩ của chúng. Họ đã huấn luyện lũ khỉ trong một hành động thông minh liên quan đến học hỏi và nhận dạng các hình ảnh và biểu tượng. Chúng được tiêu thụ những liều cocain phù hợp nhằm làm mê muội trí thông minh của chúng để tiến hành các bài kiểm tra lặp đi lặp lại, thế nhưng kết quả lại không mấy ấn tượng. Giai đoạn kế tiếp của cuộc nghiên cứu là: cùng những con khỉ đó, người ta cấy ghép cho chúng các bộ phận giả thần kinh - não nhằm giám sát và thực hiện đúng các chức năng của thần kinh bị tổn thương do tác động của cocain.

Chuột được lập trình gen người có khả năng bắt chước nhanh.

Chuột được lập trình gen người có khả năng bắt chước nhanh.

Những ca cấy ghép thành công đã phục hồi chức năng não bình thường cho những con khỉ từng bị ép dùng cocain, và quan trọng hơn, nếu chúng hành động trước những con khỉ bị tiêm thuốc, chúng sẽ cải thiện khả năng trình diễn của loài linh trưởng vượt xa so với các kết quả thí nghiệm buổi đầu. Mục đích của thí nghiệm là nhằm xem xét liệu các bộ phận giả thần kinh về mặt lý thuyết có thể phục hồi các quyết định ở người - khi họ bị chấn thương hay các căn bệnh như Alzheimer, nhưng ít nhất các bộ phận giả não đã khiến cho những con khỉ trở nên thông minh hơn. Tất cả những điều này có nghĩa là chúng ta thật sự đang dấn bước vào một kỷ nguyên nâng cao cảm xúc cho động vật, dẫn lời ông George Dvorsky tại Viện Nghiên cứu đạo đức và các công nghệ mới nổi (IEET), một cơ quan chuyên tập trung vào các tác động của công nghệ tương lai.

Ông George Dvorsky phát biểu: “Nhưng để tăng nội dung nhiều hơn, tăng cường sức ảnh hưởng thì vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Dạng cảm xúc nâng cao trong khoa học giả tưởng sẽ đòi hỏi công nghệ tiên tiến hơn bất kỳ thứ gì mà chúng ta đang có ngày hôm nay”. Có nghĩa là các công nghệ này sẽ giúp chúng ta sử dụng động vật để tìm hiểu về những vấn đề nhận thức của nhân loại, bao gồm các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh chẳng hạn như căn bệnh Alzheimer. Đó là một điểm quan trọng: Thậm chí nếu như ý tưởng về nâng cao cảm xúc nghe có vẻ như chuyện huyễn hoặc - và không phải là mục tiêu mà chúng ta nên theo đuổi - thì các lợi ích y học tiềm năng trong đấu tranh chống lại bệnh tật ở người cũng như các chấn thương có thể mở hướng đi xa hơn dẫn đến việc nâng cao cảm xúc là chuyện không thể tránh khỏi.

Tranh cãi về đạo đức

Chắc chắn một khi việc thao tác trên động vật đã đạt kết quả thì nó đủ để gây ra tranh luận cho các nhà đạo đức sinh học. Vào năm 2011, Học viện Khoa học y tế Anh (AMS) đã báo cáo về những đạo đức nghiên cứu bao gồm những loài động vật trở thành vật liệu cho con người và sự cống hiến tận tâm của chúng cho thao tác nhận thức và não ở người. Vấn đề này cũng trở thành một tranh luận say sưa. Một trong số họ là những người kiểu như ông George Dvorsky, ông cho rằng tranh luận nên được đẩy xa hơn nữa, vượt ra khỏi những gì liên quan đến tiến bộ trong khoa học và y học. Ông Dvorsky tin rằng, công nghệ này được phát triển thì nó nên chia sẻ cùng với các loài động vật nhằm giải phóng chúng thoát khỏi nỗi thống khổ và sự đày đọa của con người - Ông Dvorsky lập luận: “Là người quản lý hành tinh này, nó là một mệnh lệnh đạo đức không chỉ giúp loài người chúng ta loại bỏ mô hình của Darwin mà còn cho tất cả các giống loài khác trên trái đất”.

Đối với ông David Brin, một tác giả khoa học viễn tưởng, những cuốn tiểu thuyết của ông đã giúp phổ biến khái niệm về nâng cao cảm xúc, lý do để theo đuổi ý tưởng này là mang hơi hướng thực dụng hơn. Ông Brin hy vọng các loài có trí khôn mới sẽ giúp con người cùng chia sẻ trách nhiệm để chung tay bảo vệ môi trường.

Về phần mình, ông Paul Graham Raven, một nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield (Anh) tin rằng, lập trường ủng hộ cho nâng cao cảm xúc là một thứ đại diện cho sự kiêu ngạo sinh học và khoa học cũng là một niềm tin về tính ưu việt của con người với tự nhiên, nơi mà trí thông minh của con người được xem là đỉnh cao của sự tiến hóa. Ông Paul G.Raven kết luận: “Hãy cho tôi xem một ít bằng chứng về những mặt tốt ở các loài, tôi thiên về việc hồ nghi giả định này, tuy nhiên nó cũng có những quan điểm tốt”.

(Theo BBS New)

Nguyễn Thanh Hải

 


Ý kiến của bạn