Tranh cãi công chức không được xăm hình, dùng nước hoa phù hợp

26-12-2016 14:12 | Xã hội
google news

SKĐS - Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ quan Nhà nước TP Hà Nội dự kiến được ban hành áp dụng từ 1.1.2017. Bản dự thảo mới được đưa ra rất nhiều điều công chức “không được làm”. Trong đó có quy định công chức không được xăm hình, phải dùng mỹ phẩm và nước hoa phù hợp... đang gây nhiều tranh cãi.

Thế nào là dùng nước hoa phù hợp?

Hiện có hai luồng ý kiến về quy định công chức phải dùng mỹ phẩm và nước hoa phù hợp. “Là phụ nữ ưa thích làm đẹp, tôi thực sự băn khoăn về quy định, dùng mỹ phẩm và nước hoa phù hợp. Nước hoa thường không thể thiếu với phái đẹp. Ai cũng chọn cho mình một vài lọ nước hoa với nhiều mùi hương khác nhau. Nó giúp cho chị tự tin hơn khi bước ra đường, đến công sở hay đi gặp đối tác. Vì vậy, nước hoa đã trở thành thứ văn minh lâu đời trên toàn thế giới. Mới đây, bộ dự thảo của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội lại đưa ra quy định rất “lạ” là không cấm công chức dùng nước hoa, mà khuyến cáo phải dùng nước hoa phù hợp. Vậy thế nào là nước hoa phù hợp?..” – chị Thanh Mai – cán bộ của Sở Y tế Hà Nội nêu ý kiến phản đối.

văn phòng làm việcVăn phòng làm việc luôn đông người nên cần dùng nước hoa phù hợp.

“Mỗi người có 1 sở thích riêng, sự cảm nhận riêng về mùi hương nên sẽ chọn cho mình một loại nước hoa yêu thích. Nếu bắt công chức phải dùng nước hoa phù

Chuyên gia về mỹ phẩm khuyên: Nên sử dụng nước hoa đúng lúc đúng chỗ. Không nên dùng nước hoa có mùi thơm nồng đậm ở chỗ đông người, trên tàu xe, nơi công sở. Còn khi đi dự hội hoặc dạo chơi tối, bạn có thể dùng nước hoa có hương thơm đậm của kẹo, trái cây sẽ làm tăng thêm vẻ quyến rũ của mình. Đặc biệt mỗi lần xức nước hoa không nên xức quá nhiều.

hợp thì cái tiêu chí phù hợp đấy là thế nào, phù hợp  với ai hay phù hợp cho mỗi cá nhân? Tôi cho rằng không cần thiết phải đưa ra một quy định lửng lơ như vậy.” – chị Kim Loan – một nhân viên văn phòng bày tỏ.

Nhiều ý kiến cho rằng, dùng nước hoa là vấn đề cá nhân, không nên đưa ra thành quy định dùng thế nào. Tại nơi công sở có người nào đó không thích mùi nước hoa thì không vì thế mà cấm người khác không được dùng nước hoa. Thế nào là "nước hoa phù hợp", có thể đưa ra danh sách được không?

Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến đồng tình. “Nhiều lúc tôi vào thang máy ngửi thấy mùi nước hoa mà nhức hết cả đầu, tắc hết cả mũi! Tôi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình nhiều lúc ngồi trong phòng kín mà người ngồi kế bên dùng nước hoa quá đậm khiến tôi khó thở muốn xỉu...Vì vậy đưa ra quy định dùng nước hoa phù hợp là rất cần thiết.” –một bạn đọc nói.

Giải đáp về quy định này, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho rằng: “Sử dụng nước hoa phù hợp là không được xức quá nhiều, làm ảnh hưởng đến người khác. Như bạn đi bên cạnh người nào xức quá nhiều nước hoa sẽ có cảm giác khó chịu. Trong cơ quan nhà nước mà sử dụng nước hoa nồng nặc sẽ phản cảm. Hay như sử dụng son phấn cũng vậy, vừa phải thôi thì ổn”.

Là công chức không được xăm hình

Bàn luận về quy định công chức không được xăm hình nhiều bạn đọc cho rằng, xăm hình là quyền cá nhân, xăm hay không không nên đặt thành vấn đề. Xăm một bông hoa nhỏ hay một hình yêu thích trên cơ thể là điều rất bình thường. Có thể đó là một dấu ấn cho một kỷ niệm nào đó. Và ngày nay xăm đã trở thành một nghệ thuật. Vì thế đừng lấy hình xăm đó là thước đo đạo đức. Không phải cứ xăm hình là thể hiện sự chơi trội, ăn chơi và có cả ý bất hảo.

Bên cạnh đó có không ít ý kiến cực lực phản đối. Họ cho là phản cảm. Ngăn chặn và khuyến cáo không xăm hình là rất đúng không chỉ đối với công chức mà nên đối với cả xã hội. Nếu là thường dân thì cứ việc tự do xăm hình thể hiện cá tính, nhưng đã là công chức có nghĩa là bạn đang có một phần trách nhiệm chung của xã hội, phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định.

xăm hìnhXăm hình sẽ là điều cấm kỵ đối với công chức Hà Nội

Nói về việc xăm hình, lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nhấn mạnh trong Bộ quy tắc ứng xử đã nêu rõ là không khuyến khích cán bộ công chức, viên chức xăm hình. Người cán bộ thì càng phải nghiêm túc trong việc thực hiện không xăm hình.

Quy định là vậy nhưng ai sẽ là người kiểm tra công chức có xăm hình hay không và sử dụng nước hoa thế nào là đúng? “Cha đẻ” của Bộ Quy tắc này cho rằng, đây là Bộ quy tắc nên rất khó trong việc xử phạt vì không có chế tài, không có cơ quan nào giám sát trực tiếp. Vì thế, những cán bộ công chức thực hiện tốt các quy tắc ứng xử này sẽ được biểu dương, khen thưởng. Còn những công chức vi phạm sẽ bị phê bình công khai trong cơ quan, đơn vị.

Đưa ra Bộ quy tắc này với mong muốn khuyến cáo, khích lệ công chức Thủ đô xây dựng hình ảnh chuẩn mực, song những quy định đưa ra cần có tính thuyết phục thì mới khả thi.

Dự thảo Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước TP Hà Nội có 6 chương, 16 điều, đưa ra nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản như: quy tắc ứng xử chung; ứng xử với đồng nghiệp; ứng xử với người dân; ứng xử giữa các cơ quan.

Về trang phục, quy tắc khuyến cáo công chức mặc lịch sự (áo có ống tay, cổ áo; váy dài đến gối); đầu tóc gọn gàng; không xăm hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp.

Công chức không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ hành chính.

Khi ứng xử với người dân, công chức được yêu cầu không gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công người dân. Nếu có va chạm, người liên quan cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Tại khu dân cư, công chức không tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, mừng thăng chức... linh đình, phô trương, lãng phí, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư… Trong quy tắc ứng xử với người dân, cán bộ công chức không được gợi ý để nhận tiền, quà biếu và không được gây căng thẳng, bức xúc hoặc uy hiếp, tấn công người dân...


Ngọc Phương
Ý kiến của bạn