Tránh biến chứng cơ xương khớp ở người bệnh tiểu đường

16-05-2021 09:57 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà mắc tiểu đường 5 năm nay. Mặc dù vẫn điều trị theo phác đồ các bác sĩ chuyên khoa nhưng gần đây tôi thấy bà kêu đau các khớp tay, hay bị tê chân.

Có phải mẹ tôi bị biến chứng khớp do tiểu đường. Gia đình tôi phải làm như nào thưa bác sĩ?

Lưu Thanh Huyền (Hải Dương)

20200512_083554_611861_thao-max-1800x1800

Ngày nay, do sinh hoạt ăn uống, môi trường nên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khá nhiều, thậm chí người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc. Bệnh ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Các biến chứng khớp của bệnh ĐTĐ rất nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng tránh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Đầu tiên bạn cần ổn định đường huyết kết hợp các biện pháp điều trị (thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt, kiểm soát cân nặng) một cách bài bản và hiệu quả. Từ bỏ các thói quen có hại trong ăn uống, sinh hoạt, lối sống: ăn nhiều đồ ngọt, làm quá sức hoặc quá lười, vệ sinh kém, uống rượu, hút thuốc…Hãy chăm chỉ vận động, có chế độ ăn kiêng hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh gặp những biến chứng không đáng có. Bàn chân cũng cần được chăm sóc một cách đặc biệt như giữ sạch sẽ, khô ráo.Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân để kịp thời phát hiện những tổn thương dù nhỏ (nốt chai, trầy xước, sưng, đau...). Không đi chân đất dù ở trong nhà. Mang giày dép vừa vặn, êm ái, mềm mại và phù hợp. Tập các bài tập cho bàn tay, bàn chân, đảm bảo lượng máu cần thiết được tuần hoàn đến tay chân đầy đủ. Nếu thấy bàn tay có các biểu hiện bất thường như tê bì, khó co duỗi các ngón, sưng đau, đổi màu da…Hãy đưa mẹ bạn đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay khớp ngay khi phát hiện những bất thường.

BS Hà Hùng Thủy


Ý kiến của bạn