Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đường cao trong hoa quả có thể ảnh hưởng tới thế hệ tương lai, đặc biệt là ở bé gái. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc ăn nhiều đường fructose hơn ở chuột khi có thai đến chuột con trưởng thành. Khi chuột mang thai uống nước có fructose, một loại đường phổ biến trong thực phẩm và đồ uống có ga – con của chúng có nguy cơ cao hơn bị bệnh tim so với những con chuột chỉ uống nước thường trong thời kì mang thai.
Cả con cái và con đực trong nhóm uống nước fructose đều có đường huyết tăng cao cũng như có huyết áp cao hơn. Ngoài ra, những con chuột cái của nhóm fructose có tỷ lệ mô mỡ ở bụng, mỡ gan và kháng insulin cũng như hàm lượng leptin thấp hơn so với nhóm đối chứng uống nước. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa sử dụng fructose và tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường týp 2.
Những phát hiện này được đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynecology. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá phần trăm mô mỡ ở bụng, mỡ gan bằng chụp cắt lớp vi tính trên chuột chỉ được nuôi bằng nước hoặc chuột được uống fructose 10%, tương đương với hàm lượng fructose trong phần lớn các loại nước ngọt.
Các nhà nghiên cứu cho biết hạn chế khẩu phần thực phẩm và đồ uống chứa nhiều fructose trong thời kỳ mang thai sẽ có tác động lớn tới sức khỏe trong tương lai của trẻ. Nghiên cứu này có thể có ảnh hưởng trên toàn thế giới vì hiện có rất nhiều người sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống carbonat chứa lượng fructose cao và những đồ ngọt chứa fructose khác.