Hà Nội

Trăn trở Điệp Sơn

04-06-2019 07:50 | Xã hội
google news

SKĐS - Không cẩn trọng sẽ dính lừa khi gặp phải các nhóm làm du lịch trôi nổi, du lịch “chui” chèo kéo khách đi ca nô, tiềm ẩn hiểm nguy đến sức khỏe. Nhiều đơn vị muốn được phục vụ khách tốt nhất, thuê đất ổn định, dọn rác, vệ sinh tạo môi trường bền vững…nhưng lại không được đáp ứng. Đó là những vấn đề khiến nhiều người trăn trở ở Điệp Sơn (Vạn Ninh, Khánh Hòa)-Nơi được mệnh danh là tuyệt tác của tạo hóa với con đường nổi lên giữa biển nối các hòn đảo với nhau.

Cẩn trọng trong lựa chọn

Nghe giới thiệu về du lịch Điệp Sơn - Đảo Phật nằm, trung tâm đường nổi giữa biển, anh Nguyễn Văn Minh cùng nhiều bạn bè từ TP.Hồ Chí Minh ra để thăm quan và khám phá. Vừa đến Vạn Giã đã được nhiều người lái ca nô chèo kéo nhiệt tình, khẳng định sẽ đưa ra đúng đảo Phật nằm, ra con đường giữa biển. Tin vào lời chào mời cả nhóm khách xuống ca nô, chạy đến nơi mới tá hỏa ra đó là đảo khác, không phải đảo Phật nằm cũng không phải trung tâm của con đường giữa biển.

Nhiều khách bị lừa vì mua phải vé của các nhóm làm du lịch chộp giật

Nhiều người dân ở Vạn Giã (Vạn Ninh) cho biết: Hầu hết khách ở xa đến dễ bị chèo kéo. Nói trắng ra là bị lừa. Có nhiều hòn đảo tương tự nhau, những cá nhân tự mua ca nô chạy kiểu chụp giật, “tóm” được khách là chở đi, đến đại một đảo nào đó và nói là đảo Phật nằm, là đường giữa biển.

Từ Kon Tum xuống Điệp Sơn để tận mắt chứng kiến đoạn đẹp nhất của con đường giữa biển, chị Lê Thị Hậu dẫn người thân của mình đến một quầy bán vé gần Trạm biên phòng ở Vạn Giã thì được các nhân viên đon đả ra giao vé cùng lời cam kết sẽ đưa đến nơi như yêu cầu. Nhưng trên vé lại không in công ty cũng như các thông tin rõ ràng. Đợi mấy tiếng đồng hồ mới có ca nô chở đi. Nhưng điểm đến thì hoàn toàn thất vọng, đó là một nơi hoang vắng, chẳng có đồ ăn và toàn rác. Biết mình gặp phải ca nô “dù” đành phải cay đắng quay về đến quầy vé của Công ty Nha Trang Đông Đô-Nơi được niêm yết công khai để bắt đầu lại hành trình.

Vé chuẩn có thể hiện đầy đủ thông tin công ty, đơn vị làm du lịch

Là người có kinh nghiệm dẫn khách đi du lịch lâu năm, anh Nguyễn Thành, hướng dẫn viên du lịch ở TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: Muốn đảm bảo an toàn cho mình và người thân thì đến nơi nào thăm quan tốt nhất là chọn những công ty có uy tín, có giấy phép hoạt động đàng hoàng. Các dịch vụ phải công khai, rõ ràng. Hiện nay, đưa khách đi khám phá đảo Phật nằm và con đường giữa biển chỉ có Công ty Nha Trang Đông Đô là minh bạch nhất. Họ có pháp nhân, nếu thực hiện không đúng cam kết mình cũng có thể khiếu nại chứ gặp các nhóm trôi nổi thì chẳng biết họ ở đâu.

Mong sự phát triển bền vững

Không chỉ chèo kéo, chộp giật khách, lừa khách đến địa điểm không phải đảo Phật nằm hay trung tâm của con đường giữa biển mà trước đây ở Vạn Giã còn có đối tượng côn đồ cộm cán là Trần Ngọc Tuấn Huy. Vì muốn quậy phá người dân và môi trường du lịch lẫn khách thăm quan, Huy đã đốt ca nô, chém người khác để thõa mãn lối sống lệch lạc của mình. Khi đối tượng này được đưa ra xét xử phúc thẩm vào cuối tháng 5/2019 với mức án 3 năm tù giam, nhiều người dân Vạn Ninh lẫn khách du lịch thở phào nhẹ nhỏm, tin vào sự công minh của phát luật.

Con đường giữa biển, nối các đảo như một tuyệt tác của thiên nhiên

Vậy nhưng, còn nỗi trăn trở lớn với những người có khát vọng làm sạch môi trường biển ở đây là được an tâm phát triển bền vững. Bà Đào Thị Long, Quản lý Công ty Nha Trang Đông Đô cho biết: Trước đây Điệp Sơn ngập tràn rác, chúng tôi huy động liên tục hàng chục nhân lực ra dọn. Thôn Điệp Sơn lại là thôn nghèo nhất nước nên khi đặt chân đến đây, chúng tôi chỉ có khát vọng duy nhất là kéo khách đến, cải thiện đời sống người dân đồng thời tạo việc làm thêm cho họ. Mà, muốn khách đến môi trường phải không ô nhiễm. Có ngày cao điểm chúng tôi dọn hàng tấn xú uế, chất bẩn mới ra được cảnh quan như ngày hôm nay để cho khách khắp nước đến khám phá đời sống, các sản vật biển lẫn con giữa biển đẹp nhất nước.

Tuy nhiên, trước đây, chính quyền cho thuê đất Điệp Sơn với hợp đồng 5 năm một thì nay lại rút xuống cho thuê năm một khiến cho những người tâm huyết cải thiện môi trường, làm du lịch biển đảo rất bất an. Cho thuê ngắn hạn vậy, chẳng dám đầu tư gì, cứ phấp phỏng. Có khi mất nửa năm cải tạo biển, vớt san hô chết mà năm sau chính quyền lại cho người khác thuê thì coi như công cốc. Đây là bất cập lớn, cần điều chỉnh để tạo nên sự phát triền bền vững, phục vụ tốt hơn cho khách lẫn đời sống người dân Điệp Sơn.


ĐÔNG HƯNG-TẤN NGHĨA
Ý kiến của bạn