Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

14-07-2024 09:39 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Trầm cảm sau sinh thường khởi phát trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau.

Trầm cảm sau sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnhTrầm cảm sau sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bệnh viện ĐKKV Bắc Quang đã cấp cứu thành công sản phụ cùng con nhỏ 3 tháng tuổi sau ngộ độc thuốc diệt cỏ. Sau sinh nở, người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, những thay đổi này đôi khi làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới. Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như: phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn…

Những thay đổi trong đời sống hằng ngày: công việc, kết hôn, thay đổi môi trường sống, … cũng khiến bạn mắc rối loạn trầm cảm.

Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau. Ảnh minh họa

Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau. Ảnh minh họa

Những đối tượng dễ mắc là: phụ nữ vừa sinh con; học sinh, sinh viên do áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô, sự đánh giá kết quả học tập; nhóm đối tượng lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài; những người thiếu nguồn lực trong cuộc sống như ít quan hệ, giao tiếp, không biết cách ứng phó với stress, hoặc những khó khăn khác.

2. Những yếu tố gia tăng tình trạng trầm cảm sau sinh

Sau khi trải qua cơn vượt cạn, người phụ nữ thường kiệt sức về mặt thể lực. Đặc biệt là những người sinh mổ hoặc có những biến chứng lúc sinh. Sau khi sinh, người mẹ phải thức khuya cho bé bú… cùng những căng thẳng khác: trường hợp thai kỳ không như ý, bé sinh non, bé bị dị tật…

Những gia đình thiếu điều kiện kinh tế; cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc bé; thiếu những sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội… là những yếu tố làm gia tăng tình trạng trầm cảm của người mẹ sau khi sinh con.

3. Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Trầm uất: Bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hay muốn khóc phần lớn thời gian trong ngày. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày như buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy tệ hơn nhiều.

Cáu gắt: Bạn cảm thấy mình dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con bạn hay những người khác.

Mệt mỏi: Chăm sóc con, chăm sóc bản thân, chăm sóc bản thân rất hao tổn sức lực. Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng.

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Mất ngủ thường gặp ở người mới sinh con. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng bạn không thể ngủ được, bạn nằm đó thao thức và lo lắng đủ thứ. Dù con đang ngủ bạn vẫn tỉnh táo giữa đếm. Giấc ngủ của bạn không sâu bạn thức dậy rất sớm trước khi con bạn tỉnh giấc. Hoặc bạn có thể ngủ rất nhiều.

Bồn chồn: Ngồi một chỗ nhưng bạn vẫn thấy bồn chồn không yên, bạn cũng có thể cảm thấy một cử động nhỏ cũng khiến mình mất nhiều sức lực.

Thay đổi khẩu vị: Bạn không muốn ăn uống hoặc mất khẩu vị, quên ăn. Một số người ăn để xả stress nhưng lại lo lắng nhiều việc mình có thể tăng cân.

Không thích thú bất kỳ thứ gì: Bạn cảm thấy không thích thú hay tận hưởng bất kỳ điều gì. Bạn có thể không cảm thấy vui sướng khi ở chung với con của mình.

Mất hứng thú với tình dục: Trầm cảm sau sinh có thể lấy đi bất kỳ sự ham muốn nào, có thể là vì quá đau hay bạn quá mệt mỏi. Người bạn đời có thể không hiểu điều này nếu bạn không chia sẻ cảm xúc thực của mình và cảm thấy bị bỏ rơi.

Suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy tội lỗi: Trầm cảm có thể tác động đến cách suy nghĩ của bạn theo chiều hướng tiêu cực.

Lo âu quá mức : Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, nỗi lo sợ này có thể trở nên quá mức chịu đựng. Bạn có thể lo lắng: Con mình quá yếu. Cân nặng của con không đủ. Con khóc quá nhiều và bạn không thể làm con nín khóc. Con quá im ắng và có thể ngừng thở. Bạn lo lắng sợ hãi khi ở một mình với con và cần sự trấn an liên tục từ chồng, người thân trong gia đình.

Tránh né những người khác: Bạn lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi phải đi gặp những nhóm hỗ trợ giúp trầm cảm sau khi sinh.

Tuyệt vọng: Mọi chuyện bế tắc với bạn và sẽ chẳng bao giờ khá hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa, thâm chí bạn có suy nghĩ về gia đình sẽ tốt hơn khi bạn không còn.

Suy nghĩ tự tử: Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hoặc người khác thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

4. Điều trị trầm cảm sau sinh

Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và cả bé thông qua sữa mẹ. Do đó, không được sử dụng thuốc chống trầm cảm bừa bãi, phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: nhóm thuốc này tác động lên cả nồng độ của serotonin và norepinphrine. Các thuốc phổ biến gồm: Amitriptylin, Clomipramin, Imipramin..
  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin: gồm các thuốc sau Fluoxetin, Sertraline, Paroxetine,...Các thuốc này dung nạp khá tốt và khá an toàn khi cho con bú vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ ít.
  • Ngoài ra còn các loại thuốc khác được sử dụng trong điều trị trầm cảm sau sinh như Selegiline, Mirtazapine, Benzodiazepine,...

Điều trị không dùng thuốc: tư vấn tâm lý - đây là liệu pháp được ưu tiên lựa chọn khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ. Các bác sĩ tâm lý, chuyên gia tư vấn sẽ trò chuyện, hỗ trợ người bệnh vượt qua các chướng ngại tâm lý trong cuộc sống.

Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và cả bé ng qua sữa mẹ. Ảnh minh họa

Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và cả bé thông qua sữa mẹ. Ảnh minh họa

5. Biện pháp phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Phòng ngừa vẫn tốt hơn điều trị, vì vậy sau khi sinh bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Môi trường sống.
  • Thay đổi chính bản thân: Sản phụ và chồng nên tham gia vào các lớp học tiền sản, chăm sóc bé… để đỡ lo lắng khi gặp những vấn đề khó khăn lúc chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Nên chụp hình bé để so sánh thấy sự phát triển của bé hàng ngày và bạn sẽ thấy mình có niềm vui.
  • Cho con bú mẹ cũng là một cách tăng tình cảm mẹ con.
  • Sản phụ cũng nên đi ra ngoài nhiều hơn.
  • Dành chút thời gian rảnh làm những điều mình thích (đọc sách, xem phim…) mà trước đây mình chưa làm được.
  • Tăng cường "tám" với người thân, bạn bè, tham gia các hội để trao đổi kiến thức về chăm sóc cho bé (nhớ chọn hội có uy tín…)
  • Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Hãy chủ động đừng để những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bạn.
  • Đối với người chồng: Chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con với vợ, nhất là ban đêm.

Xem thêm:

Trầm cảm sau sinh, làm sao điều trị?Trầm cảm sau sinh, làm sao điều trị?

SKĐS - Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Cần phát hiện sớm để điều trị nhằm tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh, trong đó có thể cần kết hợp các liệu pháp tâm lý, dùng thuốc…


BS. Nguyễn Thu Hoài
Ý kiến của bạn