Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

28-09-2013 07:28 | Đời sống
google news

Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Các yếu tố dễ dẫn đến trầm cảm

Nhiều ý kiến cho rằng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống như: kinh tế khó khăn, việc làm, quan hệ gia đình, trình độ học vấn, sử dụng thuốc điều trị,... Cụ thể, kết quả khảo sát trên 64 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 - 55 tuổi) thấy trầm cảm có liên quan với các yếu tố bao gồm: Trình độ học vấn, đã từng phải đi thăm khám về tâm sinh lý, tiền căn đã được chẩn đoán trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể, tỉ lệ trầm cảm là 39,1%... khiến cho phụ nữ mãn kinh mắc bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu mới đây ở nước ta cho thấy, những yếu tố như: điều kiện kinh tế khó khăn, không có nhà ở, không có con, có sang chấn tâm lý (chồng chết, có con ra ở riêng, cô đơn)… ở những phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,75 lần.

Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh 1
 Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tại Yên Thế (Bắc Giang). Ảnh: V. Nam

Những biểu hiện

Giai đoạn 40 - 45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của trầm cảm. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh vừa mang đặc điểm của trầm cảm nói chung, song cũng có những đặc trưng riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng.

Nhiều phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh có cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu. Cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải. Khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin. Giảm sút lòng tự tin. Mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí. Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc buộc tội. Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều.

Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.Tình trạng trên kéo dài ít nhất 2 tuần.

Khi người bệnh có 5 trong các biểu hiện trên cần đưa đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

Phải làm gì?

Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến căn nguyên tâm lý phối hợp với sự thay đổi nội tiết thường xảy ra trong những năm đầu của thời kỳ mãn kinh. Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, có thể phục hồi hoàn toàn và thích nghi dần ở những năm sau. Vì vậy, phụ nữ trong tuổi mãn kinh nhất là những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như tình trạng gia đình rắc rối, kinh tế khó khăn, chấn thương tâm lý… cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời những rối loạn trầm cảm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời.

Bác sĩ Thanh Hải

 

Ý kiến của bạn