Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người mắc. Đặc trưng của trầm cảm là sự xuất hiện cảm giác buồn bã hoặc suy giảm hứng thú với cuộc sống trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của trung bình 850.000 người mỗi năm.
Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến (ảnh minh hoạ)
>>> Xem thêm: Trầm cảm là như thế nào? TẠI ĐÂY.
Biểu hiện của trầm cảm
Những con số thống kê về trầm cảm đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, có hơn một nửa người bệnh không biết hoặc một mực chối bỏ mình bị trầm cảm. Đối với bệnh trầm cảm thông thường, bạn cần dựa vào ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi, đó là:
- Tâm trạng buồn bã, trầm uất, luôn bi quan trước mọi việc.
- Mất động lực, suy giảm hứng thú ngay cả những hoạt động yêu thích trước đây.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh trầm cảm còn bao gồm 7 triệu chứng liên quan, đó là:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau đầu, đau nhức toàn thân.
- Dễ bị kích động.
- Cảm giác tội lỗi, thất vọng.
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Khó khăn trong việc tập trung.
- Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Tuy nhiên, đối với dạng trầm cảm ẩn, việc chẩn đoán lại càng khó khăn hơn, do triệu chứng dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể,... Thậm chí, chỉ khi đến chuyên khoa tâm thần mới biết bản thân bị trầm cảm.
>>> Xem thêm: Bí quyết cải thiện trầm cảm TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Trầm cảm xuất hiện và dần trở thành bóng đen tâm lý, gây ra nỗi lo sợ, ám ảnh đối với nhiều người. Theo các chuyên gia, nguyên nhân điển hình dẫn đến trầm cảm bao gồm:
Di truyền
Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc trầm cảm, 60% do môi trường tác động, 40% còn lại là do gen di truyền. Những người có cha mẹ, anh chị em ruột từng bị trầm cảm sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường.
Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, có liên kết phức tạp với tâm trạng, hoạt động thần kinh và khả năng xử lý căng thẳng. Sự thiếu hụt serotonin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm.
Serotonin là hormone điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc (ảnh minh hoạ)
Rối loạn hormone
Lượng hormone nhất định có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn rơi vào trầm cảm. Ở phụ nữ, sự biến đổi của hormone trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra tâm lý tiêu cực, thường gặp nhất là chứng trầm cảm sau sinh.
Chấn thương tâm lý
Những chấn thương tâm lý, cú sốc trong quá khứ là lý do dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với người đã trải qua sự kiện ám ảnh, sợ hãi trong tuổi thơ. Khi bộ não gặp chấn động ở thời kỳ phát triển, nó không còn linh hoạt để đối phó với các vấn đề gây căng thẳng trong tương lai.
>>> Xem thêm: Cách rời xa trầm cảm như thế nào? TẠI ĐÂY.
Trầm cảm và những mối đe dọa đến sức khỏe
Những áp lực công việc, gia đình, xã hội khiến nhiều người rơi vào tâm trạng bế tắc, ức chế lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Bệnh không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như:
Mất tập trung
Người trầm cảm thường xuất hiện các rối loạn suy nghĩ, tư duy, khiến họ không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, học tập.
Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội
Người trầm cảm luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó, họ tự cô lập mình trong vỏ bọc, khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Gia tăng các tệ nạn
Có tới gần 1/3 số người trầm cảm thường tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn. Lâu dần, gây ra hội chứng nghiện chất kích thích, cản trở quá trình xử lý bệnh, làm gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.
Tự tử
Ước tính, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm. Nguyên nhân dẫn tới tự sát là do người trầm cảm muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại.
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách nhận biết dấu hiệu và cải thiện trầm cảm TẠI ĐÂY.
Bí quyết thảo dược giúp bạn rời xa trầm cảm Trầm cảm được coi là sát thủ trong xã hội hiện đại, bởi những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Ngày nay, để ngăn chặn mối hiểm họa trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Đây là công thức thảo dược tác động đến chứng trầm cảm theo cơ chế đa chiều như sau: - Nhóm tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin: Thành phần chính của Kim Thần Khang là cao hợp hoan bì, có tác dụng hỗ trợ ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não). Đặc biệt, hợp hoan bì giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc), đem lại tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. - Nhóm dược liệu giúp dưỡng tâm an thần: Điển hình là ngũ vị tử giúp giảm hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, đem lại giấc ngủ sâu. Viễn chí giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Uất kim giúp giải trầm uất, loại bỏ suy nghĩ muộn phiền, tăng thời gian nghỉ ngơi cho hệ thần kinh. - Nhóm tăng cường dưỡng chất cho hệ thần kinh như: Vitamin PP, soy lecithin, cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ, tăng cường chức năng và ngăn chặn các yếu tố gây tổn thương hệ thần kinh. Hồng táo, toan táo nhân chứa nhiều vitamin A, C, B2, saponin, acid amin giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, căng thẳng, hồi hộp lo lắng kéo dài. Kim Thần Khang - Công thức thảo dược cho người trầm cảm Hiện nay, Kim Thần Khang chính là bí quyết thảo dược giúp hỗ trợ xoa dịu tinh thần, cân bằng tâm lý, giúp bạn vượt qua trầm cảm và trở về cuộc sống bình yên. Trầm cảm gây ra những mối đe dọa về sức khỏe, khiến bạn cảm nhận cuộc sống theo hướng tiêu cực. Bí quyết đơn giản để rời xa “cơn ác mộng” này là điều chỉnh lối sống và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang mỗi ngày! Mọi thắc mắc liên quan đến trầm cảm cũng như sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006105/ Hotline (Zalo/Viber): 0902207739, hoặc truy cập website: https://kimthankhang.vn/. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |