Hà Nội

Trạm biến áp không người trực - những ưu điểm vượt trội

27-06-2023 10:00 | Xã hội
google news

Trạm biến áp không người trực (KNT) là một xu hướng tất yếu bởi những ưu điểm vượt trội được tích hợp những công nghệ mới nhất.

Đó cũng chính là điều tự hào và những thách thức không nhỏ với đội ngũ nhân viên vận hành hiện tại cần học tập, nắm bắt và làm chủ công nghệ, khắc phục những hạn chế để từ đó đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Trạm biến áp không người trực - những ưu điểm vượt trội- Ảnh 1.

Phòng điều hành Trạm biến áp 220kV Cần Thơ.

Ngoài các thiết bị cơ khí truyền thống như máy biến áp, máy cắt, máy bộ điều khiển, Tram biến áp KNT còn được trang bị các hệ thống kiểm soát và giám sát tự động, bao gồm hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) để quản lý và giám sát hoạt động của trạm biến áp.

Tram biến áp KNT được tích hợp với hệ thống quản lý thông minh để giám sát và phân tích dữ liệu. Hệ thống này giúp quản lý và cải thiện hiệu quả vận hành của trạm biến áp, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động và tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện. Bên cạnh đó Tram biến áp KNT được trang bị các thiết bị và hệ thống an toàn và hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.

Tram biến áp KNT được ứng dụng công nghệ số trong quản lý vận hành, sử dụng hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) cho phép giám sát và điều khiển từ xa, các cảm biến thông minh đo lường các thông số kỹ thuật như dòng điện, điện áp, nhiệt độ... và truyền dữ liệu về hệ thống. Sử dụng các thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra phụ kiện hệ thống dây chống sét trong trạm biến áp. Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cập nhật đo đếm từ xa MDMS, quản lý văn phòng Doffice, quản lý thiết bị Pmis, Istation system, Modul sửa chữa bảo dưỡng theo điều kiện vận hành (CBM: CONDITION BASED MAINTENANCE) trên phần mềm PMIS. … Trạm được trang bị hệ thống điều khiển logic mềm PLC điều khiển các thiết bị, hệ thống bảo mật an ninh bảo vệ hệ thống khỏi truy cập trái phép…

Trạm biến áp không người trực - những ưu điểm vượt trội- Ảnh 2.

Phòng điều hành Trạm biến áp 220kV Sóc Trăng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) được ứng dụng trong trạm để phân tích và giám sát dữ liệu, giúp phân tích các dữ liệu này để giám sát chặt chẽ hoạt động của trạm biến áp không người trực, phát hiện các dấu hiệu bất thường nhằm đảm bảo vận hành an toàn và ổn định. Dựa vào dữ liệu lịch sử, AI có thể dự báo những thiết bị nào có khả năng gặp sự cố trong tương lai, từ đó trạm biến áp không người trực có thể lên kế hoạch bảo trì dự phòng nhằm hạn chế gián đoạn hoạt động. Khi xảy ra sự cố, hệ thống AI có thể phân tích dữ liệu, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục cho nhân viên vận hành. Điều này giúp nhân viên có quyết định đúng đắn và nhanh chóng hơn. AI có khả năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của trạm biến áp không người trực như nhiệt độ môi trường, tải lưới... để đưa ra các giải pháp tối ưu về công suất biến áp, logic đóng/cắt thiết bị sao cho hiệu quả nhất.

Việc ứng dụng công nghệ số trong trạm biến áp không người trực giúp nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện truyền tải, đảm bảo an toàn và tin cậy cung cấp điện năng. Trạm biến áp không người trực là một phần quan trọng của hệ thống lưới điện truyền tải hiện đại và có thể được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Trạm biến áp không người trực - những ưu điểm vượt trội- Ảnh 3.

Phòng điều hành Trạm biến áp 220kV Bạc Liêu.

Một số ưu điểm của Trạm biến áp không người trực là tăng cường hiệu quả vận hành, giảm thiểu chi phí hoạt động: Trạm biến áp không người trực có thể giảm thiểu chi phí hoạt động bằng cách tối ưu hóa vận hành và sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả hơn, cải thiện an toàn, tăng cường quản lý, tăng cường bảo vệ môi trường, ….

Bên cạnh đó ngoài những ưu điểm trạm biến áp không người trực còn một số hạn chế về chi phí đầu tư ban đầu cho các thiết bị cảm biến, hệ thống điều khiển tự động, máy tính và các công nghệ khác. Điều này có thể là một rào cản cho một số công ty hoặc tổ chức có ngân sách hạn chế. Để vận hành và bảo trì trạm biến áp tự động một cách an toàn và hiệu quả, nhân viên cần được đào tạo đầy đủ về kiến thức và kỹ năng. Điều này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực để đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để vận hành và bảo trì trạm biến áp tự động một cách an toàn và hiệu quả…

Để tích hợp các công nghệ và hệ thống này vào Trạm biến áp không người trực, cần có các thiết bị cảm biến, hệ thống điều khiển và máy tính được thiết kế để hỗ trợ các công nghệ này. Các hệ thống này cần được tích hợp với các hệ thống điện khác trên lưới điện truyền tải để đảm bảo rằng Trạm biến áp không người trực hoạt động hài hòa với toàn bộ hệ thống.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho nhân viên và công chúng, Trạm biến áp KNT cần được thiết kế và vận hành theo các quy chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường. Các nhân viên quản lý Trạm biến áp KNT cũng cần cung cấp các khóa học và đào tạo cho nhân viên vận hành và bảo trì để đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để vận hành và bảo trì Trạm biến áp không người trực một cách an toàn và hiệu quả.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - EVNNPT

Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn - Hoàn Kiếm - Hà Nội

www.npt.com.vn

Email: info@npt.evn.vn

Fanpage: facebook.com/Truyentaidienquocgia

SĐT: 042 222 6666 - FAX: 042 220 4455


Nguyễn Trung Hiếu - Nguyễn Nhân Anh
Ý kiến của bạn