Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'

11-04-2024 17:30 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Hàng chục thanh niên trên địa bàn phường Thạch Bàn (quận Gia Lâm, Hà Nội) có độ tuổi từ 18 đến 35 cởi trần, mặc quần cộc, đầu quấn khăn đỏ tham gia cuộc thi kéo co ngồi tại Đền Trấn Vũ.

Hằng năm, vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các thanh niên trai tráng làng Mạn Đường, Mạn Đìa và Mạn Chợ (phường Thạch Bạn, quận Long Biên, Hà Nội) tề tựu về Lễ hội đền Trấn Vũ để tham gia hội thi kéo co ngồi. 

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 1.

Sau khi có tiêu lệnh bằng còi hoặc bằng loa, nêm được tháo ra, ông tổng cờ chạy lên, chạy xuống, hai đội ra sức kéo về phía mình để giành lấy chiến thắng.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 2.

Nghi lễ kéo co ngồi là tập quán xã hội, tín ngưỡng có từ lâu đời trong hội làng Cự Linh, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa, nay là phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 3.

Sau khi luồn cây song qua lỗ, các đội vào vị trí chuẩn bị thi đấu.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 4.

Những người ở hàng đầu dùng chân đạp vào cột lim để cố định vị trí, giúp việc kéo dây song dễ dàng hơn.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 5.

Mỗi đội kéo co từ 15 đến 19 người (tùy theo từng năm) và có một tổng cờ.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 6.

Cột trụ thường là gỗ lim to như cột đình, được chôn sâu dưới đất để làm điểm tựa. Trên thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 7.

Dây kéo co được làm bằng dây song có độ dài 25m-30m, đường kính 5cm.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 8.

Mỗi người đều phải dùng tay để ghì chặt cây song, chân đạp thành hố sâu dưới đất để tạo lực. Đa phần người tham gia là các thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 9.

Điểm độc đáo là các đội tham gia ngồi trên nền đất để kéo, người kéo chân co chân duỗi, ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 10.

Những tiếng trống, những chiếc cờ bay phấp phới và tiếng hò reo của khán giả như tiếp thêm sức mạnh cho các đội tham gia.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 11.

Rất đông người dân đến tham gia và cổ vũ tạo nên một bầu không khí náo nhiệt.

Trai tráng Thủ đô cơ bắp cuồn cuộn ngồi bệt 'đọ sức'- Ảnh 12.

Ngày 19/12/2014, nghi thức "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tháng 12/2015, "Kéo co truyền thống châu Á" được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dưới tên "Nghi lễ và trò chơi kéo co", do 4 quốc gia: Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam cùng đệ trình.

Theo hồ sơ đề nghị của Việt Nam, UNESCO công nhận "Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội).

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn