Sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" với sự tham gia của các nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao. Không gian "Sáp ong - Sắc chàm" tại Thủ đô Hà Nội đã phác thảo câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống, một tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền ở xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và dân tộc Mông (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình). Đây là kết quả quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và làm việc với nhóm phụ nữ dân tộc do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện từ tháng 3/2023.
Sự kiện không chỉ là câu chuyện văn hóa mà còn là câu chuyện về bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống được lưu truyền qua bao thế hệ, thể hiện sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng như vị trí, đóng góp của người phụ nữ trong cộng đồng.
Hoạt động do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc thiểu số hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cộng đồng dân tộc.
Một số hình ảnh tại sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" có sự tham gia của đại diện phụ nữ dân tộc Dao và Mông tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam:
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" là một trong những hoạt động truyền thông nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Một già làng vùng dân tộc Raglai ở Khánh Hòa kiên trì vận động xây nên những ngôi nhà mới.