Trách nhiệm trước tai họa

27-05-2011 10:13 | Xã hội
google news

Vụ chiếc tàu 2 tầng của khu du lịch xanh Dìn Ký chở theo mấy chục du khách lật ngang khiến 16 người trong đó có 6 trẻ nhỏ thiệt mạng vào tối 20/5 đã khiến cảnước bàng hoàng.

Vụ chiếc tàu 2 tầng của khu du lịch xanh Dìn Ký chở theo mấy chục du khách lật ngang khiến 16 người trong đó có 6 trẻ nhỏ thiệt mạng vào tối 20/5 đã khiến cảnước bàng hoàng. Rất nhanh chóng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và tìm ra ngay những nguyên nhân của tai họa trên. Nguyên nhân khách quan là trời mưa to Việc đóng cửa sổ lại khiến 2 tầng của du thuyền trở thành những “cánh buồm” hứng gió. Nguyên nhân chủ quan là tàu quay lại bến nên việc đi ngang không theo con nước đa khiến nó bị dòng nước chảy xiết kết hợp với luồng gió mạnh cuốn lật nhào.

Những sai phạm cũng được chỉ ra như: Con tàu đa hết hạn kiểm định hơn 3 tháng, người lái tàu không xuất trình được bằng lái, bến tàu của Khu du lịch xanh Dìn Ký cũng hoạt động không phép.

Xin hoan nghênh sự nhiệt tình của các cơ quan chức năng sau tai họa này đa nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và chỉ ra sai phạm. Thế nhưng, giá những phát hiện này có trước khi tai họa xảy ra chắc bớt được vụ tai nạn thương tâm. Điều chắc chắn là con tàu và bến tàu trên không phải là cái kim. Nó tồn tại và hoạt động không phải một lần duy nhất vào buổi tối định mệnh ấy mà đa có từ trước đó giữa thanh thiên bạch nhật, giữa sự tồn tại của các cơ quan chức năng có liên quan tới khu du lịch, bến bãi và con tàu.

Vậy ai là người theo dõi để ngăn chặn không cho những con tàu không kiểm định hoặc quá thời gian kiểm định, cũng như bến tàu không phép vẫn được hoạt động? Tàu đi trên sông tham gia giao thông liệu có thuộc trách nhiệm theo dõi quản lý của ngành giao thông và cảnh sát đường thủy? Tàu thuộc khu du lịch liệu có thuộc ngành du lịch và chính quyền địa phương quản lý?

Tai họa xảy ra chỉ thấy chủ dịch vụ du lịch trên đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi cũng là lẽ tất nhiên, song cơ quan có trách nhiệm hình như vô can mặc dù nhiệm vụ của họ là theo dõi, giám sát và ngăn chặn những hành vi, hoạt động không tuân thủ luật pháp. Sau tai họa trên (trước đó ở vịnh Hạ Long - cách đây hơn 3 tháng - đa có vụ tai nạn khiến 12 người thiệt mạng) liệu còn có thêm tai họa nào khác khi mà sáng 25/5, đoàn kiểm tra liên ngành Bộ GTVT và các đơn vị tỉnh Bình Dương với cuộc họp kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ vẫn không thể tìm ra trách nhiệm của ai do các cơ quan chức năng có liên quan vẫn đang đùn đẩy qua lại. Bạn đọc giật mình hơn khi theo dõi thông tintrên các phương tiện thông tin đại chúng thấy nhiều cơ quan chức năng đa từng phát hiện, xử lý những sai phạm của khu du lịch và con tàu trên đều băn khoăn sau khi phạt, cơ quan phạt có theo dõi để ngăn chặn sai phạm hay là kiểu phạt cho tồn tại như trong xây dựng ở nhiều nơi?

Tôi tin tai họa tương tự trên sẽ chấm dứt nếu như trong buổi họp sáng 25/5 ấy, chính quyền địa phương đau đớn, ân hận vì không kiểm tra giấy tờ hợp pháp của khu và tàu du lịch trên địa bàn mình. Rồi các vị có trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủynội địa Khu vực III, của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, của Cảnh sát đường thủy, của Sở VH-TT&DL tỉnh đều kiên quyết nhận ra thiếu sót của mình với tất cả tinh thần trách nhiệm, thậm chí đôi ba vị xin từ chức! Rất tiếc, hình như văn hóa nhận trách nhiệm đa bị triệt tiêu thay vì việc chứng minh mình không sai, mình luôn luôn đúng đa thành nét cơ bản của các cơ quan công quyền trên hầu như cả nước.

Sự vô cảm, né tránh trách nhiệm mới là gốc của tai họa, là nguyên nhân lớn hơn cả cơn mưa to gió lớn tối 20/5 trên nhánh sông Sài Gòn kia.

Không ai muốn tai họa xảy ra với mình, với đồng loại mình nhưng hạn chế tai họa đâu phải là chuyện “nhờ trời”, “định mệnh” và phải chăng chỉ có lòng thương cảm, yêu con người cùng với trách nhiệm trong công việc của mỗi người, mỗi cơ quan mới có thể giảm thiểu tai họa tới mức thấp nhất.

LÊ QUÝ HIỀN


Ý kiến của bạn