Trà sữa - thức uống du nhập vào Việt Nam cách đây gần chục năm được giới trẻ hào hứng đón nhận và luôn là đồ uống ưa thích trong những ngày hè nắng nóng. Không chỉ được pha chế với nhiều hương vị, màu sắc đa dạng, trà sữa còn thu hút người dùng bởi hình dáng và mẫu mã bao bì mới lạ. Gần đây nhất phải kể đến trào lưu 'trà sữa bóng đèn' đang được giới trẻ Bắc - Nam săn đón nhiệt tình.
Mặc dù là món khoái khẩu được nhiều bạn trẻ ưa thích, nhưng thức uống này lại tiềm ẩn không ít tác hại khôn lường tới sức khỏe về lâu dài.
Trào lưu trà sữa bóng đèn đang được giới trẻ săn đón nhiệt tình
Kết hợp trà với sữa là việc làm phản khoa học
Trà được biết đến là thức uống có chứa các hợp chất giúp tăng cường bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch. Khi kết hợp với sữa, protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất này, từ đó làm giảm công dụng tốt của trà. Đồng thời, trà cũng đẩy nhanh quá trình đào thải canxi có trong sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu.
Nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng
Hẳn người tiêu dùng vẫn chưa quên vụ việc thương hiệu trà sữa Feeling Tea bị phát hiện sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Đây là thương hiệu trà được nhiều người biết đến và mỗi ngày các cơ sở mang thương hiệu này bán ra hàng nghìn cốc trà sữa. Như vậy, mỗi ngày hàng nghìn người tiêu dùng đang thưởng thức đồ uống không rõ có đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Thực tế món trà sữa đang được tiêu thụ trên thị trường đa phần không có sữa cũng không có trà. Thành phần của nó phần lớn là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu, bột pha màu, tinh dầu thơm, đường. Nguồn gốc các thành phần này cũng không được xác định rõ ràng, chỉ biết phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Những chiếc cốc 'bóng đèn' thiếu an toàn
Việc sử dụng lại những chiếc bóng đèn làm cốc thực sự mang lại những mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, rất nhiều cơ sở sản xuất nắm bắt trào lưu, nhanh chóng cho ra hàng loạt các bản phẩm bình nhựa, cốc nhựa hình bóng đèn. Chúng ta không thể kiểm chứng được quy trình sản xuất có đảm bảo tiêu chuẩn hay những chất hóa học phát sinh sau quá trình sử dụng có được rửa sạch hay không.
Đồ uống không rõ có đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Thành phần thiếu hụt dinh dưỡng
Nếu so sánh với sữa thật thì 'sữa' trong món trà sữa thiếu canxi, các vitamin B, vitamin A, D, hàm hượng protein thấp. Những chất dinh dưỡng cần thiết thì không có, nhưng trà sữa lại có lượng lớn thành phần không tốt cho sức khỏe như đường, chất béo bão hòa, axit béo chuyển hóa.
Ngoài ra, hạt trân châu có thành phần chủ yếu là tinh bột lọc, hương liệu, đường cô đặc. Đường cô đặc là chất phụ gia thực phẩm hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân, chì, thạch tín, thậm chí là lốp xe, đế giày.
Tinh trà gây tổn thương chức năng gan thận
Trà sữa đa phần được pha chế từ tinh trà, một loại trà tinh chế tổng hợp cùng với bột màu. Khi pha trông không khác so với trà tự nhiên nhưng tinh trà thuộc thành phần chất tổng hợp hóa học, nếu dung nạp nhiều sẽ gây tổn thương chức năng gan thận.
Axit béo dạng trans ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống tinh trùng.
Thành phần pha chế trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans, làm giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống tinh trùng gây nguy cơ vô sinh và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
Lựa chọn các thức uống giải nhiệt thay thế trà sữa
Nước ép, sinh tố từ các loại trái cây giải nhiệt giúp chống lại cái nắng oi bức.
Với nguyên liệu không rõ xuất xứ, thành phần dinh dưỡng không có lợi cho sức khỏe, thiết nghĩ người tiêu dùng nên lựa chọn những thức uống bổ dưỡng khác thay thế cho trà sữa.
Nước ép, sinh tố từ các loại trái cây như chanh, cam, dưa hấu, dừa, xoài, mía… là lựa chọn hàng đầu không chỉ giải nhiệt giúp chống lại cái nắng oi bức mà còn có nhiều vitamin cần thiết với cơ thể, giúp tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, sữa chế biến từ các loại hạt ngũ cốc cũng là những thức uống lành tính, giàu chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon và dễ hấp thu, tốt cho sức khỏe.