Theo quan niệm của y học cổ truyền, trà dược có công năng bồi bổ chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tùy theo từng thể bệnh mà dùng cho phù hợp.
Về trà (lá chè đã sao), Danh y Hoa Đà ở Trung Quốc đã nhận định: "Ẩm chi sử nhân ích tư, thiểu ngoạ, khinh thân, minh mục" (uống vào làm cho con người tư duy tốt, ít nằm, thân nhẹ nhàng, mắt tinh sáng).
Dùng trà dược trị bệnh như thế nào?
Điều hoà kinh nguyệt, thông tiểu, chữa viêm tiết niệu, tiểu rắt, tiểu buốt do huyết ứ: Hạt cây ích mẫu 6-9g và trà 6-9g, đun sôi với 600ml còn 300ml hoặc để sôi 20 phút. Uống nóng ngày 2 lần.
Trà ích mẫu lợi tiểu tiện, điều hòa kinh nguyệt
Trị táo bón, chứng khô miệng, giảm béo: Trà + thảo quyết minh, mỗi vị 6g hãm nước sôi uống hàng ngày (không để qua đêm vì hạt thảo quyết minh tạo chất nhầy)
Trị tiêu chảy thấp nhiệt mùa hè: Lá chè và lá sen mỗi vị 10g. Hãm nước sôi uống nóng.
Trà dược hạ sốt, trị viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu : Trà 5g, kim ngân hoa 5g. Sắc hoặc hãm với 250ml nước nóng. Chia 3 lần uống trong ngày.
Trị cảm nắng, phát sốt, khát nước, tiểu tiện sẻn: Trà 5g, mướp đắng 1 quả cắt ngang, bỏ ruột, nhồi trà xanh, treo đầu gió cho khô héo đem thái nhỏ. Lấy khoảng 10g hãm nước thật sôi, uống khi thuốc còn ấm.
Trị viêm gan, viêm túi mật cấp, vàng da, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: Trà 3-5g, uất kim 10g. Sắc uống với 300ml nước, hoặc hãm với nước thật sôi, ủ kín 30 phút là có thể dùng được.
Trà dược tiêu thực, trị ăn uống kém, ăn không tiêu : Gạo tẻ 100g, trà 6g. Hãm trà bằng nước sôi 20 phút lọc lấy nước nấu cháo. Ăn nóng, ngày 1 lần.
Mời các bạn xem video đang được quan tâm:
Hà Nội làm gì khi người dân ngang nhiên trèo rào, trốn khỏi vùng phong tỏa