Theo đó, các địa phương cần xác định phạm vi phong tỏa phù hợp, không quá hẹp để bỏ sót trường hợp F0, F1, nhưng cũng không quá rộng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Việc xác định phạm vi phong tỏa sẽ dựa vào số F0 được phát hiện ngay trước lúc phong tỏa và vị trí sinh sống cùng với mức độ giao lưu tiếp xúc của F0 này, môi trường sống, tình trạng nhà ở, mức độ tập trung và giao tiếp của người dân trong khu vực,…
Nhiều khu vực tại TP.HCM hiện đang được phong tỏa để phục vụ công tác phòng, chống dịch
Nhanh chóng “làm sạch, làm xanh” khu phong tỏa bằng xét nghiệm (test nhanh trước, PCR sau) ngay sau khi xác định phạm vi phong tỏa và đưa những người có nguy cơ cao (F0, F1 phát hiện thêm) đến các cơ sở cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đảm bảo các yêu cầu và quy định. Đẩy mạnh tiếp nhận thông tin từ khu phong tỏa để kịp thời lấy mẫu cho người dân có triệu chứng, bệnh lý nền hoặc yếu tố dịch tễ tiếp xúc F0.
Thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ, tiến hành xét nghiệm để tiến tới giải tỏa khu phong tỏa theo nguyên tắc từng phần, từ khu vực ít nguy cơ đến nguy cơ vừa và sau cùng là nguy cơ rất cao. Khu vực được giải tỏa nhưng các hộ gia đình thuộc diện giám sát (có F1 cách ly tại nhà, F0 điều trị tại nhà, …) vẫn tiếp tục thực hiện giám sát theo quy định.