Hà Nội

TP.HCM: Củng cố hạ tầng công nghệ thông tin xây dựng "Y tế thông minh"

24-06-2019 06:45 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Ngành Y tế TP.HCM xác định được 4 nhóm hoạt động chính hướng đến phục vụ 3 đối tượng chính, đó là: người dân, các cơ sở y tế và công tác quản lý nhà nước của ngành y tế.

Đề án đô thị thông minh của thành phố bao gồm 5 cấu phần cụ thể, bao gồm: chính quyền điện tử, cơ sở dữ liệu dùng chung, trung tâm dự báo mô phỏng, trung tâm điều hành và trung tâm đảm bảo an ninh mạng. Trên cơ sở đó, và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Ngành Y tế thành phố xác định được 4 nhóm hoạt động chính hướng đến phục vụ 3 đối tượng chính, đó là: người dân, các cơ sở y tế và công tác quản lý nhà nước của ngành y tế.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện và các cơ sở y tế không ngừng củng cố hạ tầng công nghệ thông tin; cùng đóng góp và xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành Y tế; các chuyên gia quản lý và chuyên gia CNTT của các bệnh viện và các cơ sở y tế cùng tham gia đóng góp kinh nghiệm thông qua hoạt động của “Ban CNTT – Sở Y tế TP.HCM”; triển khai thực hiện các quy định pháp lý về ứng dụng CNTT cho ngành y tế; chủ động học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới; phân bổ nguồn lực hợp lý và chọn lựa ưu tiên theo từng giai đoạn để triển khai thành công lộ trình xây dựng “Y tế thông minh” của Ngành Y tế.

3 nhóm đối tượng phục vụ khi xây dựng “Y tế thông minh”

Đối với người dân: Làm thế nào để người dân thuận lợi hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ KCB; dễ dàng tương tác với ngành y tế để phản ánh, để được hướng dẫn; hướng đến người dân tự quản lý được sức khoẻ của mình với sự kết nối từ xa những thông số sức khoẻ với các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.

Hướng tới xây dựng một nền "Y tế thông minh". Ảnh minh họa.

Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh: Làm thế nào để bác sĩ tiếp cận được các kiến thức khoa học mới, kỹ thuật mới; giảm thiểu các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn người bệnh; giảm bớt được các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện; bác sĩ tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với bác sĩ tuyến trên để hội chẩn, để được tư vấn.

Đối với công tác quản lý nhà nước của ngành y tế: Làm thế nào triển khai hiệu quả công tác điều phối, giám sát, cảnh báo, dự báo đối với hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác; đẩy mạnh CCHC của ngành y tế, triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.

4 nhóm hoạt động chính của Ngành Y tế TP.HCM khi xây dựng “Y tế thông minh”, đó là:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành Y tế, đồng thời đóng góp cho big data của thành phố.

- Triển khai các ứng dụng CNTT nhằm tăng thêm tiện ích cho người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.

- Triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và công tác quản lý cơ sở góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.

- Triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính và quản lý nhà nước của ngành y tế.

Sở Y tế TP.HCM xác định xây dựng “Y tế thông minh” là một lộ trình dài nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn cần có những mục tiêu phấn đấu cụ thể, dưới đây là những kết quả ban đầu và những mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2018 - 2020 và 2020 – 2025 của Ngành Y tế thành phố:


D.Hải
Ý kiến của bạn