Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi biến thể BA.2 của Omicron có mặt trên địa bàn, TPHCM đã nhanh chóng ứng phó và có được những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch COVID-19. Trong lần công bố cấp độ dịch COVID-19 gần nhất, địa phương này đã xóa sổ những nơi thuộc cấp độ 3 - vùng cam của dịch COVID-19.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM chiều 24/3, phóng viên đặt câu hỏi cho ngành y tế về việc, với tỷ lệ tiêm chủng, số ca khỏi COVID-19 cao, địa phương này đã đạt miễn dịch cộng đồng hay chưa? Ngoài ra, quan điểm của thành phố ra sao về việc coi COVID-19 là bệnh thông thường?
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện tại, nhiều chuyên gia trên thế giới đang thảo luận và đề xuất coi COVID-19 là "bệnh lưu hành" hay "bệnh đặc hữu". Bộ Y tế vừa qua đã trao đổi cùng chuyên gia trong và ngoài nước, Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ về nhận định, đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Đã đến lúc cần có cách tiếp cận khác với COVID-19
Mới đây, Bộ Y tế cho biết đang xây dựng Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023, trong đó có nội dung quan trọng nghiên cứu, đánh giá, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Hiện nay, mặc dù số ca mắc COVID-19 mới vẫn cao trên 100 nghìn ca/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng, tử vong lại rất thấp. Dịch COVID-19 đã đạt đỉnh và có chiều hướng đi xuống. Nhiều địa phương cho phép F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và F1 đi làm. Học sinh thuộc diện F1 cũng đã được đến trường học tập.
Xăng dầu giảm giá lần đầu tiên sau 4 tháng liên tục tăng mạnh