Hà Nội

TP.HCM: Bé trai 3 tuổi kẹt pin điện tử trong mũi gây hoại tử

08-07-2022 18:57 | Y tế
google news

SKĐS - Bệnh nhi 3 tuổi được người nhà phát hiện chảy nước mũi, hôi mũi nên đưa đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng. Qua kiểm tra, bác sĩ đã phát hiện có pin điện tử trong mũi.

Sáng 8/7, thông tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, đơn vị này đã điều trị thành công cho một bệnh nhi 3 tháng tuổi bị mắc kẹt pin điện tử trong mũi. Đây là tình trạng đáng báo động cho các phụ huynh cần phải quan tâm, chú ý con hơn.

Trước đó, ngày 4/7, bệnh nhi 3 tuổi, ngụ TP.HCM được người nhà phát hiện chảy nước mũi, hôi mũi nên đưa đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng. Qua kiểm tra, bác sĩ đã phát hiện có pin điện tử trong mũi. Sau khi lấy dị vật ra, nội soi phát hiện vách ngăn mũi đọng máu, hoại tử, phù nề sung huyết. Bệnh nhi được phẫu thuật nội soi lấy mô hoại tử và bơm rửa mũi. Sau mổ, bệnh nhi ổn, bác sĩ tiếp tục điều trị nội khoa và rửa mũi tích cực.

TP.HCM: Bé trai 3 tuổi kẹt pin điện tử trong mũi gây hoại tử - Ảnh 1.

Bé trai được các bác sĩ lấy dị vật là pin điện tử trong mũi sau gần 6 tiếng bị kẹt.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, trong 3 tháng gần đây đã có 165 trường hợp mắc dị vật mũi, trong đó nhiều trường hợp từ các tuyến tỉnh chuyển lên. 

Theo các y bác sĩ, phần lớn các ca dị vật mũi gặp ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, các dị vật mũi thường gặp như đồ chơi nhỏ, hạt thức ăn, pin điện tử…..Trong đó, pin điện tử tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vật liệu nguy hiểm khi tiếp xúc với niêm mạc và gây ra các biến chứng lâu dài. Dị vật pin điện tử trong mũi sẽ phóng thích hóa chất gây ăn mòn, làm hoại tử mô tại chỗ; tạo ra dòng điện cục bộ làm bỏng niêm mạc mũi. Bệnh nhi cũng sẽ bị thiếu máu cục bộ do pin chèn ép, gây hoại tử mô xung quanh. Trường hợp bệnh nhi nói trên, pin đã được lấy ra trong vòng gần 6 tiếng sau khi bị kẹt dị vật mà vẫn gây hoại tử cuống mũi, niêm mạc vách ngăn.

Do đó, việc phát hiện sớm để loại bỏ pin nhanh chóng rất quan trọng. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ em cần hiểu về sự nguy hiểm của pin điện tử và đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật mũi, như triệu chứng chảy máu mũi hoặc chảy mũi hôi 1 bên.

BS.CK2 Nguyễn Tường Đức - Phó trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, lúc lấy pin ra hoàn toàn không bị oxy hóa nhưng khi gặp môi trường mũi sẽ phản ứng hóa học, hủy hoại các niêm mạc ngay lập tức. 

Cục pin điện tử 'chui' vào mũi bé gái 3 tuổiCục pin điện tử "chui" vào mũi bé gái 3 tuổi

SKĐS - BV Sản Nhi Quảng Ninh vừa gắp dị vật là một cục pin đồ chơi trong mũi bé gái 3 tuổi. Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần chú ý khi cho con chơi những đồ vật nhỏ bé, sắc nhọn... tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.


K.Vân
Ý kiến của bạn