Móng yếu, nhiều lớp, dễ tổn thương, giòn, dễ gãy, có nhiều chấm trắng, biến dạng và mờ đục, với những móng như vậy thì các tiệm làm móng không giải quyết được.
Bạn cần giải quyết tình trạng này từ bên trong, đưa vào thực đơn hàng ngày những vitamin và khoáng chất cần thiết cho móng. Những chất này ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của móng mà còn toàn bộ cơ thể, các vấn đề của móng thường báo hiệu bằng tình trạng cơ thể mệt mỏi, nếu bạn không nạp đủ các vitamin và khoáng chất này.
Thường các vấn đề ở móng thể hiện sự hoạt động không tốt của dạ dày – tá tràng, ruột. Vấn đề ở chỗ khi có vấn đề về tiêu hóa, các chất bổ không được hấp thu vào cơ thể. Vì vậy bạn cần chú ý đến thực đơn của mình để thu lượm đủ các chất này cho cơ thể.
Các vitamin và khoáng chất tốt cho móng tay
-Vitamin A: khi trên móng xuất hiện nhiều đốm trắng, đó là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin A và kẽm. Nhu cầu hàng ngày của vitamin A từ 1 – 2 mg.
-Vitamin B5: móng mờ đục và không thẳng đều thường là do không đủ vitamin nhóm B và selen. Nhu cầu hàng ngày vitamin này từ 2 – 5 mg.
-Vitamin C: Nó giúp phòng ngừa các bệnh nấm móng. Nhu cầu hàng ngày từ 70 – 150 mg.
-Vitamin E: đây là vitamin rất cần thiết cho móng, thiếu vitamin này móng sẽ có vấn đề. Nhu cầu hàng ngày từ 30 – 60 mg.
-Vitamin PP: nếu cơ thể đủ acid nicotic, thì móng sẽ không bị vàng. Nhu cầu hàng ngày 20 – 50 mg.
-Sắt: Nếu cơ thể đủ sắt móng sẽ không mềm. Nhu cầu hàng ngày 100 – 200 mg.
-Canxi: Nguyên tố quan trọng đối với xương, răng và móng. Nhờ đủ canxi đem lại sự cứng rắn, bền bỉ cho xương, răng và móng. Sự dung nạp canxi sẽ bị cản trở bởi muối. Hơn nữa, muối sẽ đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Vì vậy cần loại bỏ các thức mặn ra khỏi thực đơn, cũng như các món ăn cay, rán. Nhu cầu hàng ngày 800 – 1200 mg.
-Kẽm: quyết định tốc độ phát triển của móng, cũng như điều hòa sự tạo thành protid trong cơ thể.
-Silic: nếu không đủ khoáng chất này móng sẽ mất đi độ dẻo dai. Nhu cầu hàng ngày 20 – 30 mg.
-Selen: không đủ selen sẽ dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng ở móng, độ mềm mại, thậm chí móng còn bị biến dạng. Nhu cầu hàng ngày 0,02 – 0,15mg.
-Lưu huỳnh: không đủ khoáng chất này làm cho móng bị biến dạng. Nhu cầu hàng ngày 500 – 3000 mg.
-Flo: là khoáng chất rất cần cho răng, xương, tóc, và tất nhiên cả móng. Nhờ có flo mà chúng trở nên cứng rắn. Nhu cầu hàng ngày 2 – 3 mcg.
-Acid béo không no: không có chúng các vitamin A, E, cũng như canxi và vitamin D không hòa tan được để hấp thu vào cơ thể. Nhu cầu hàng ngày 1000 – 2500mg.
Những thực phẩm cần đưa vào thực đơn hàng ngày để phòng ngừa các bệnh về móng
- Vừng mè: 100 gam hạt vừng chứa nhu cầu canxi cho một ngày. Trong vừng còn chứa phosphor, magie, mangan, sắt, đồng, vitamin nhóm B, E, A, PP.
-Mật ong: chứa sắt, phosphor, magie, canxi, lưu huỳnh, vitamin A và vitamin nhóm B.
-Dừa: bổ sung selen, cũng như rất giàu sắt và kẽm, vitamin C và E.
-Nấm trắng: chứa nhiều selen và lưu huỳnh, cũng như rất giàu riboflavin, một loại vitamin nhóm B cần thiết đối với vẻ đẹp của da và móng.
-Pho mát: rất giàu lưu huỳnh, cũng như giàu vitamin A, B5 và kẽm.
-Trứng cá tuyết: chứa nhiều vitamin A, cũng như acid béo không no.
-Quả việt quất: rất giàu kẽm không những tốt cho mắt mà còn cả móng.
-Hạt bí ngô: rất giàu vitamin nhóm B và PP, cũng như chứa rất nhiều sắt và canxi.
-Ớt đỏ: rất nhiều vitamin C, gấp nhiều lần vitamin C trong cam và phúc bồn tử đen.
-Cà phê hạt: rất giàu acid nicotic, cũng như là vitamin PP.
-Dầu hướng dương: rất giàu vitamin E.
-Cá biển tươi: rất giàu acid béo không no.
Hải Long (Theo Nhân chứng và sự kiện Nga)
Các thực phẩm sau sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, giảm nguy cơ tái phát nếu đã mắc bệnh, duy trì vòng 1 quyến rũ.