Chocolate: Ăn nhiều chocolate cũng có tác dụng như thuốc phiện. Thành phần hóa học của chocolate có chứa theobromine, phenyethylamine, anandamide và tryptophan đều là các chất thực sự có tác dụng gây hưng phấn cho não bộ. Chúng cũng chứa alkaloids, một chất có trong rượu và có tác nhân liên quan gây ra chứng nghiện rượu.
Mỳ Ý: Đây là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ con. Món ăn này có chứa rất nhiều bơ, muối và pho mát. Nếu muốn ăn món ăn này, hãy dùng dầu ôliu để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Snack mặn: Cả cocaine và muối đều có thể tạo ra cảm giác hưng phấn mạnh mẽ cho não bộ. Các món đồ ăn nhẹ thường đều chứa muối, hầu hết mọi người đều không biết mình sẽ ăn bao nhiêu snack là đủ và thường ăn quá nhiều. Việc này sẽ dẫn tới dư thừa natri, buộc thận làm việc căng thẳng hơn, dẫn tới tắc nghẽn động mạch và cao huyết áp.
Khoai tây chiên: Khoai tây chiên có chứa hàm lượng muối và chất béo trans rất cao. Ngay cả khoai tây chiên của những thương hiệu có tên tuổi cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Hãy hạn chế dùng món ăn này tối đa và thay thế bằng những thực phẩm lành mạnh hơn.
Cà phê: Nghiện cà phê là xu hướng cực kì phổ biến trên toàn thế giới. Thành phần chính trong cà phê là caffeine là một chất kích thích nhẹ, cung cấp cho cơ thể sự tỉnh táo. Thiếu caffeine khiến các mạch máu não bị giãn, gây chứng đau đầu hoặc bồn chồn. Vì vậy, một tách cà phê vào mỗi sáng là lựa chọn không thể thiếu của nhiều người.
Bánh rán: Đường là chất có tiềm năng gây nghiện cao. Một số nghiên cứu thực hiện trên chuột khi ăn đường với số lượng lớn, lượng dopamine được sản xuất ra. Tiến sĩ Nicole Avena, nhà thần kinh học đồng chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu các thực phẩm gây nghiện cho biết: 'việc phát hành dopamine trong cơ thể nhiều hơn giống như như bạn đang lạm dụng một số loại thuốc'.
Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo và cung cấp lượng calo khổng lồ. Các chất béo có khả năng cung cấp sự hưng phấn cho não bộ khiến việc ăn uống thực sự là niềm vui. Tuy nhiên, sức khỏe và thể trạng của bạn lại có thể suy giảm nghiêm trọng.
Bánh quy: Bánh quy cũng chứa lượng đường cao, cũng có thể kích thích cơ thể sản xuất dopamine, hormone hạnh phúc. Do đó, khi bạn ăn nó, bạn sẽ muốn tận hưởng cảm giác đó nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao một hộp bánh quy không bao giờ là đủ với bạn.
Pho mát: Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra sự có mặt của chất gây nghiện bao gồm cả chất morphine cao trong một số sản phẩm sữa phổ biến. Bên cạnh đó, pho mát cũng chứa chất phenylethylamine, một chất có tác dụng kích thích tạo cảm giác hưng phấn.
Kẹo: Tiến sĩ Mark Gold, chủ tịch khoa Tâm Thần Học tại đại học Florida, thực hiện những nghiên cứu về chứng nghiện đồ ăn trong vòng 30 năm, đã phát hiện ra việc tiếp xúc với các thực phẩm có đường từ ngay trong bụng mẹ và suốt thời thơ ấu sẽ khiến cảm giác thích và thèm đường nhiều hơn khi lớn lên.
Kẹo cao su: Đường là chất phụ gia thường thấy trong kẹo cao su, được chứng minh có khả năng làm giảm sự lo lắng, căng thẳng. Bên cạnh đó, người ta thường sử dụng kẹo cao su khi đang cố gắng cai một loại đồ ăn không lành mạnh khác hoặc cai nghiện thuốc lá. Vì vậy, việc nhai kẹo sẽ diễn ra quá thường xuyên tới mức thành thói quen gây nghiện.
Đường: Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chúng ta ăn đường, một chất gọi là opioids được tiết ra bởi não bộ sẽ tạo nên cảm giác hưng phấn rất cao, làm cho người ta cảm thấy 'thèm thuồng' khi đột nhiên bị thiếu.
Bánh mỳ trắng: Bánh mỳ trắng được làm từ bột tinh chế, đã loại bỏ cám, mầm và tất cả những giá trị dinh dưỡng thường có trong bánh mỳ. Nên bánh mỳ trắng có rất nhiều đường và ăn rất ngon khiến nhiều người nghiện luôn.
Kem: Mùa hè hay mùa đông, kem vẫn là thức ăn được yêu thích. Hãy chọn các sản phẩm kem tươi hoặc nguyên chất để tránh các chất phụ gia không cần thiết và bảo vệ số đo cơ thể.