Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng

09-02-2023 15:25 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Hải Phòng không chỉ hấp dẫn với foodtour, nơi đây còn là điểm du Xuân đầy hấp dẫn cho những ai yêu thích tâm linh, văn hóa, du lịch.

Tập tục du Xuân nơi cảnh Chùa, nhà Đền, Miếu làng ....là một tập tục và nét văn hóa truyền thống của người Việt bao đời nay.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 1.

Tại Hải Phòng, ngoài những điểm check-in du Xuân đẹp, còn có rất nhiều Đền, Chùa, Miếu mạo cổ được người dân, du khách thường lựa chọn tới chiêm bái.

Dưới đây là top những điểm du Xuân mang đầy giá trị tâm linh khi tới Hải Phòng

Chùa Dư Hàng

Nhắc đến các ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hải Phòng không thể không nhắc đến chùa Dư Hàng Hải Phòng. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Hàng Hải Phòng, được xây dựng vào đầu thế kỷ 11 nên kiến trúc của chùa mang nét cổ kính và độc đáo, sắp xếp tạo thành hình chữ Đinh.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 2.

Lối cổng vào mang kiến trúc độc, lạ của chùa Hàng

So với nhiều ngôi chùa thờ Phật ở Hải Phòng, chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái công vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: “Phúc Lâm tự chung”, nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 3.

Hiện, Chùa Hàng là một trong những chùa ở Hải Phòng vẫn giữ lại được những cổ vật xưa tâm linh như bức tượng Phật cổ thời Tiền Lê, các đồ cổ đều được chùa lưu giữ cẩn thận cho đến ngày nay.

Địa chỉ chùa Hàng: 121 Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng

Chùa Chiếu

Chùa Chiếu Hải Phòng được xây dựng từ năm 1953 trên một khoảng đất rộng rãi gồm có 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung, xung quanh các gian đều được xây dựng tả vu và hữu vu.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 4.

Chùa Chiếu, Hải Phòng

Chùa Chiếu Hải Phòng được được xây dựng ở giữa hồ với phong cách chùa truyền thống, nằm trên địa bàn quận Lê Chân. Nhìn từ xa, chùa Chiếu như một bông hoa sen giữa hồ, tỏa sáng giữa mặt nước. Trên nóc của tiền đường ngôi chùa này được đặt một nậm rượu to, còn hai bên đầu hồi được xây đắp đầu vuông, trên mỗi đầu vuông là hình ảnh 5 bầu rượu nhỏ. Tại bốn góc hồ đều được đắp nổi 4 hình Rồng, tượng trưng cho sự bảo vệ canh giữ chốn thanh tịnh.

Hiện nay, mặc dù chùa chỉ thờ Phật nhưng nơi đây vẫn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử quan trọng như Kim Đồng, Ngọc Nữ…, một số di vật bằng đất nung, đá cổ du khách không nên bỏ qua.

Địa chỉ: xóm Miếu 2, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Chùa Đỏ

Tuy không có không gian rộng rãi như nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác, Chùa Đỏ nằm trong ngõ ở phố Lê Lai, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Chùa Đỏ được đánh giá là điểm thờ tự linh thiêng nhất nhì thành phố cảng. Vào ngày mồng 1 hay các ngày rằm, lễ mọi người lại quy tụ về đây để dâng nén hương, nhành hoa lên Phật tổ để cầu may mắn, hạnh phúc và tài lộc cho bản thân, gia đình và bạn bè.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 5.

Chùa Đỏ

Chùa Đỏ Hải Phòng còn có tên gọi khác là chùa cổ Linh Độ Tự, được xây dựng từ lâu với lịch sử hàng trăm năm và trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Chùa Đỏ Hải Phòng được các du khách biết đến bởi sự độc đáo về thiết kế độc lạ, theo kiểu kiến trúc cổ, chùa gồm có 3 tầng 20 mái, cao 26m đây là điểm khác biệt so với ngôi chùa khác.

Chùa Đỏ Hải Phòng được thiết kế độc lạ và có sự kết hợp giữa các khu Tiền đường – Trung đường – Hậu cung tạo nên sự nguy nga, tráng lệ.

Địa chỉ: 286 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng

Chùa Kim Quang

Đây là ngôi Chùa nằm ở Lũng Đông, phường Đằng Hải, quận Hải An, cạnh đại lộ Bùi Viện, là một ngôi chùa cổ có lịch sử thăng trầm qua thời gian, thiên tai và sự can thiệp của con người.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 6.

Chùa Kim Quang. Ảnh: TL

Xưa kia, chùa tọa lạc tại đất làng Lương Xâm, còn gọi là làng Dầm (tên cũ là Lãng Thâm) bởi đây là vùng đất rất trũng, mới được phù sa bồi đắp nơi cửa biển. Xưa người dân nơi đây mưu sinh vất vả từ cày cấy đến mò cua, bắt ốc, suốt cả ngày phải dầm mình dưới nước. Dân các làng cao hơn như làng Vẻn, làng Niệm vẫn gọi dân Lãng Thâm là dân làng Dầm. Thế rồi cái tên ấy được gọi mãi cũng thành quen. Đất làng xưa gồm hai khu, khu đất làng và khu đất trại. Đất trại là đất tổ tiên mới khai phá sau này.

Thời vua Tự Đức nhà Nguyễn, làng thuộc tổng Lương Xâm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Năm 1956 Nhà nước cho đào con mương An Kim Hải, địa giới làng bị chia cắt làm hai, phần đất làng sát nhập với làng Xâm Bồ thành xã Nam Hải. Phần đất trại thành làng Lũng Đông, sát nhập với các làng Lũng Chính, Lũng Bắc, Lũng Nam thành xã Đằng Hải (nay là phường Đằng Hải, quận Hải An).

Theo truyền ngôn của các bậc cao niên làng Lương Xâm, chùa khi xưa được dựng trên khu đất cao trong làng, nhìn ra hướng Tây – hướng đất Phật theo quan niệm dân gian, cùng thời với chùa làng Xâm Bồ. Như vậy có thể đoán định chùa làng Dầm hình thành vào thời vua Lê Hy Tông (1680-1705). Chùa ban đầu rất đơn sơ, cột kèo chỉ bằng gỗ xoan, xây tường con kiến, mái lợp ngói. Nơi cổng chùa có dựng hai cột đồng trụ, đầu cột đắp hình tượng bình nước cam lồ của Quan Thế Âm Bồ Tát. Do cột to nên bình nước cam lồ được đắp thêm dần cho cân đối, sau trông rất giống quả bầu nên dân làng hay gọi là chùa Bầu. Đồ thờ tự cũng có tượng Phật A-di-đà, Quan Âm thiên thủ-thiên nhãn, chuông đồng, cửu long sơ sinh… bằng gỗ.

Do hoàn cảnh lịch sử (giai đoạn kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại) một thời gian dài chùa Dầm (Lương Xâm) không có ai trụ trì, không được trông nom, tu bổ nên ngày càng xuống cấp, mái chùa có nguy cơ bị sập. Dân làng buộc phải rước tượng Phật xuống gửi tại đền thờ Ngô Vương Quyền (Từ Lương Xâm) và chùa Xâm Bồ. Từ đó đất chùa trở thành nơi hoang hóa, đồ thờ tự như chuông đồng, tượng Quan Âm thiên thủ-thiên nhãn cũng thất tán.

Năm 2015, chùa được xây dựng lại rất khang trang, đặc biệt còn có khu vườn hồng cực kỳ ấn tượng với hàng trăm gốc hồng cổ cho du khách vãn cảnh.

Chùa Thắng Phúc

Chùa Thắng Phúc là một ngôi cổ tự nằm yên bình bên bờ sông Văn Úc cạnh bến đò An Tháp, thuộc khu đất thắng địa đầu làng Mỹ Lộc, huyện Tiên Thắng, thành phố Hải Phòng. Không ai biết chính xác Thắng Phúc tự được xây dựng từ niên đại nào. Dựa theo các dấu tích, thư tích, văn bia ghi lại cho thấy ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 800 năm từ thời Nhà Lý với hàng ngàn công trình kiến trúc chùa chiền khác.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 7.

Chùa Thắng Phúc ở Tiên Lãng, Hải Phòng

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 8.

Pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn ở Chùa Thắng Phúc hiện nay

Từ nền móng của ngôi chùa xưa, cùng với những dấu tích để lại ở khu vực bãi bồi ven sông Văn Úc, Đại đức Thích Quảng Minh cùng các Phật tử, nhà hảo tâm đã xây dựng chùa Thắng Phúc ngày nay, với quy mô bề thế nhưng vẫn mô phỏng nét kiến trúc xưa. Ngôi chùa có trăm gian, bài trí hàng trăm pho tượng đá…

Pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn được khởi công chế tác từ ngày 26/2 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 23/3/2017 dương lịch). Khối gỗ để tạc nên pho tượng là gỗ Cẩm Lai nguyên khối nặng 15 tấn, có xuất xứ từ châu Phi do một doanh nhân cúng tiến. Nhận thấy đây là một khối gỗ thuộc dạng quý hiếm, Đại đức Thích Quảng Minh đã chuyển khối gỗ đến xưởng mộc của nghệ nhân Nguyễn Thanh Nội để chế tác pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Sau gần 1 năm chế tác, pho tượng Phật niết bàn đã được hoàn thành với chiều cao 1,9 m, chiều dài 7,7m và trọng lượng hơn 10 tấn. Có thể nói đây là Phật Tượng làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Địa chỉ: Đường đê, Tiên Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng

Đền thờ Nam Hải Thần Vương

Đây là ngôi đền vô cùng linh thiêng, nằm trên hòn đảo nhỏ thuộc địa phận Đồ Sơn, Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng hơn 20km. Để ra được ngôi đền này, chúng ta phải di chuyển bằng đường biển bằng các phương tiện tàu thuyền, cano.

Tương truyền, Đức Nam Hải Đại Thần Vương là danh tướng tuấn kiệt, dưới trướng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong trận thủy chiến chống quân Nguyên - Mông trên Bạch Đằng Giang lịch sử, Nam Hải Đại Thần Vương đã hy sinh và hiển linh tại đảo Hòn Dấu - Đồ Sơn. Cũng từ đó, anh linh của Ngài đã phù hộ độ trì cho ngư dân khắp vùng Duyên hải Bắc bộ. Người xưa, mỗi lần đi biển qua đều hạ buồm vào đảo thắp hương cầu khấn.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 9.

Đảo Dấu nơi thờ đức Nam Hải Thần Vương ở Đồ Sơn vô cùng linh thiêng

Vào thời Hậu Lê, nhà Vua ngự giá kinh lý qua vùng non nước Đồ Sơn, thấy cảnh đẹp kỳ vĩ, liền nghỉ lại trên đảo Hòn Dấu. Đêm tĩnh lặng, mờ sương, nhà vua thấy lão Ông quắc thước, râu tóc bạc phơ, vờn trên sóng biển, báo mộng và linh ứng có cá to quẫy lên thuyền. Nhà vua thấy mộng điềm lành linh ứng, bèn phong tước hiệu, trao quyền được cai quản ngư phủ khắp vùng Duyên hải và truyền chỉ cho nhân dân địa phương dựng đền để phụng thờ Ngài. Từ đó đến nay, các thế hệ người dân Đồ Sơn và khách thập phương đã hương khói phụng thờ, tôn tạo đền thờ của Ngài ngày càng uy linh, tuấn liệt.

Vào thời hậu Lê, có vị Vua đi kinh lý ở Đồ Sơn, đậu thuyền nghỉ đêm cạnh đảo Dấu. Nằm chiêm bao, nhà vua thấy một ông già tóc bạc phơ đến ra mắt và xưng là thần đảo. Tỉnh dậy, vua phán, nếu thực sự là thần linh thì hãy hiển linh cho ta xem. Vua vừa dứt lời, một con cá to nhảy lên thuyền rồng. Thấy linh nghiệm, nhà vua phong cho ngài là “Lão Đảo Đại Thần Vương”. Lần sau cùng ngài hiển linh trước một vị quân vương, đó là trong một dịp kinh lý ra Bắc, qua khu vực Đồ Sơn, thuyền rồng của vua Tự Đức gặp sóng to, gió lớn. Nghe các quan lại địa phương bẩm tấu về sự linh thiêng của ngôi đền trên đảo Dấu, Vua liền lên đền khấn vái. Thật lạ kỳ, sau khi nhà vua khấn xong, bỗng nhiên trời quang mây tạnh, gió yên biển lặng. Vua Tự Đức liền sắc phong cho ngài là Nam Hải Thần Vương.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 10.

Người Hải Phòng thường đi lễ Ngài mỗi khi có dịp, đặc biệt vào ngày mồng 8,9 tháng Hai hàng năm

Trong tín ngưỡng của người dân vùng biển, Ngài là phúc thần bảo vệ ngư dân nhưng cũng sẵn sàng trừng trị những người bất kính.

Hàng năm, vào đêm mồng 8 tháng Hai - lễ chính nhà Ngài, người dân, du khách thập phương lại nô nức đổ về Đồ Sơn, thuê thuyền chở ra đảo lễ Ngài. Cứ vào khoảng 23 giờ đêm, khi buổi tế lễ chuẩn bị bắt đầu là sóng biển quanh đảo Dấu lại cồn lên dữ dội. Người dân nơi đây lý giải, đó là khi thần hiển linh, chứng kiến lòng thành của con người.

Một điều lưu ý cho những ai đi dâng hương lễ Ngài, tuyệt đối không vì thấy cảnh đẹp mà ngắt cành, bẻ hoa hay mang viên đá sỏi về nhà. Khi tới đây, bạn không nên đi giày cao gót hay mặc váy, vừa không nghiêm túc lại bất trắc khi di chuyển trên biển.

Địa chỉ: Đảo Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng

Tháp Tường Long - công trình kiến trúc Phật giáo thời Lý

Tháp Tường Long hay còn gọi là chùa Tháp hoặc tháp Đồ Sơn được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông - giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được tôn làm quốc đạo. Di tích lịch sử Hải Phòng này được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2 với 9 tầng, chiều cao 100 thước, bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 11.

Tháp Tường Long ngực trên đỉnh núi ở quận Đồ Sơn. Ảnh: TL

So với các công trình kiến trúc thời bấy giờ, công trình Phật giáo này được xem như ngọn tháp cao nhất với vị trí trên đỉnh núi cao 128m so với mực nước biển. Theo các bản thuyết minh về chùa Tháp, nơi đây được xây dựng ngoài mục đích phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo còn là đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tháp Tường Long đã trở thành một di tích khảo cổ học. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo.

Năm 2007, tháp Tường Long Hải Phòng đã được phỏng dựng lại và chính thức được khánh thành vào năm 2017. Tháp mới cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí tháp giữ được những nét đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết mềm mại, tinh xảo. Tháp Tường Long ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo du khách trên cả nước, đặc biệt vào dịp đầu năm. Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng lấy đế đánh bắt cá mang về nguồn hải sản tươi ngon phục vụ cho du khách, thấy thị xã Đồ Sơn cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp.

Ngày nay, để lên núi Tháp hành hương, phương tiện di chuyển là xe ô tô và đường bộ.

Địa chỉ: Trên đỉnh núi Tháp, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng

Đền Nghè

Một điểm đến tâm linh thường được người Hải Phòng nhắc đến và lựa chọn khi du Xuân, chính là đền Nghè - Di tích lịch sử cấp quốc gia thờ nữ tướng Lê Chân - vị “Thành hoàng” của vùng đất Hải Phòng.Đền nằm trong quần thể các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn gồm: Nhà hát Lớn thành phố, Quán hoa, Dải vườn hoa trung tâm, hồ Tam Bạc hay khu phố cổ, chợ Sắt… một trong những “tour” du xuân đầu năm được nhiều người lựa chọn.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 12.

Đền Nghè. Ảnh: ST

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người Hải Phòng không ai không biết đến Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (đền quan Trạng, đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 13.

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2015

Nơi đây từng gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị Trạng nguyên triều Mạc Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc giữa không gian rộng lớn, quay hướng Đông, phía trước là hồ nước; phía Bắc là triền đê và dòng Tuyết giang; phía Đông hướng nhìn ra biển cả bao la; phía Nam là xóm làng; phía Tây là những cánh đồng lúa. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tổng diện tích 91.500,7m2 (khu vực I: 3.137,5m2, khu vực II: 88.327,2m2), bao gồm các hạng mục: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm; am Bạch Vân; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định; quảng trường, tượng đài.

Địa chỉ: thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Khu di tích Bạch Đằng Giang

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km, Khu di tích Bạch Đằng Giang nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh. Từ cổng vào, du khách sẽ bắt gặp vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, phía trước có 7 chữ "Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”; ba mặt còn lại khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và Đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong, qua các dãy bonsai và cây cổ thụ là đến ngôi đền đầu tiên trong di tích - Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành, tiếp theo là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người tạo nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến Đền Bạch Đằng Giang thờ Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938. Ngôi đền cuối cùng trong tứ linh từ của di tích là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Top những điểm du Xuân ở Hải Phòng - Ảnh 14.

Khu di tích nổi tiếng không rác thải, không thu phí, không hàng quán ở Hải Phòng hiện nay là Bạch Đằng Giang

Nổi bật ở khu di tích là 3 pho tượng đồng tạc vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng thuở trước…

Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, Gia Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Những điểm du lịch tâm linh “3 không” độc đáo tại Hải Phòng không nên bỏ quaNhững điểm du lịch tâm linh “3 không” độc đáo tại Hải Phòng không nên bỏ qua

SKĐS - Trong khi nhiều khu du lịch tâm linh đang ngày càng mất điểm trong lòng du khách bởi lộn xộn, rác thải và hàng quán bủa vây... thì tại Hải Phòng có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng “3 không” (Không mất tiền, không rác thải, không hàng quán) được nhiều người khen ngợi.


Minh Lý-Hải Yến
Ý kiến của bạn