Niacin từ lâu đã được sử dụng để làm giảm chất béo trung tính và tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). Loại cholesterol "tốt" này giúp loại bỏ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay cholesterol "xấu" khỏi máu.
Niacin được cơ thể sử dụng để biến thức ăn thành năng lượng. Niacin còn giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh. Khi được sử dụng như một phương pháp điều trị để cải thiện lượng cholesterol hoặc khắc phục tình trạng thiếu vitamin, niacin được bán với liều lượng cao hơn theo đơn thuốc.
Niacin cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung không cần kê toa, nhưng thành phần, công thức và tác dụng của niacin không kê đơn có thể rất khác nhau.
Đừng dùng niacin mà không thảo luận trước với chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì niacin có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng liều cao.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu niacin chúng ta có thể thêm vào chế độ ăn uống, tốt cho người cholesterol cao:
1. Cá hồi hoặc cá béo giàu niacin
Giàu vitamin B3 và là nguồn protein chất lượng, cá hồi có thể giúp tăng lượng niacin của cơ thể. Axit béo omega-3 trong siêu thực phẩm này cũng có thể giúp giảm viêm và do đó làm giảm mức cholesterol.
Thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu.
2. Ức gà
Ức gà là nguồn protein nạc chứa nhiều niacin, đồng thời giúp kiểm soát mức cholesterol. Có thể chế biến ức gà thành nhiều món ăn thân thiện với sức khỏe như nướng, xé phay... rất tốt cho người có cholesterol cao.
3. Đậu xanh
Đậu xanh là nguồn thực vật cung cấp niacin hiệu quả và dễ hấp thu đối với cơ thể. Đậu xanh cũng nhiều chất xơ, giúp giảm mức cholesterol. Kết hợp đậu xanh trong món salad, súp hoặc thậm chí là món xào còn làm phong phú thêm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất khác có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư, giảm cholesterol và thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi.
4. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin B3, là siêu thực phẩm tuyệt vời để giảm mức cholesterol cao một cách tự nhiên. Bạn có thể thêm những loại hạt tuyệt vời này vào cốc sinh tố hoặc món sinh tố và salad (để có thêm độ giòn), hoặc cũng có thể làm món ăn vặt.
5. Quả bơ
Quả bơ là một loại trái cây dễ ăn, hương vị thơm ngon và giàu vitamin B3. Nửa quả bơ cung cấp đến 30% nguồn vitamin B3 mỗi ngày.
Quả bơ rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh, nhiều vitamin cũng như khoáng chất. Trên thực tế, một trái bơ chứa hàm lượng kali cao gấp hai lần so với một quả chuối. Bơ cũng là nguồn chất béo không bão hòa đơn tuyệt vời, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch khi được sử dụng thường xuyên. Chất béo không bão hòa đơn có trong bơ giúp giảm mức cholesterol LDL (xấu), đồng thời tăng mức cholesterol HDL (tốt).
Bơ có thể dùng xay sinh tố, ăn trực tiếp hoặc sử dụng để ăn kèm với salad và tạo nên các bữa ăn nhẹ đường ruột, giàu dinh dưỡng và chất xơ nhất.
6. Khoai lang
Khoai lang giàu các vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm niacin, khiến cho loại thực phẩm này là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Các chất chống oxy hóa và chất xơ trong khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol LDL và tăng cường sức khỏe tim mạch. Khoai lang nướng hoặc làm món ăn phụ tốt cho sức khỏe.
7. Nấm
Nấm là nguồn thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin B3 cao. Các loại nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ có thể làm giảm mức cholesterol và tình trạng viêm.
Thêm nấm vào món trứng tráng, món mì ống hoặc món xào có thể tạo nên một phương pháp giảm cholesterol hiệu quả.
Cholesterol cao, đặc biệt tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), đã trở thành mối lo ngại về sức khỏe ngày càng tăng. Thường được gắn nhãn là 'cholesterol xấu', cholesterol LDL tạo nền tảng cho các biến chứng về sức khỏe như bệnh tim và đột quỵ bằng cách tích tụ mảng bám trong động mạch, cản trở lưu lượng máu.
Đây là một căn bệnh do lối sống do đó phải đảm bảo kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Các loại thực phẩm được đề cập ở trên rất tốt giúp giảm mức cholesterol cao một cách tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, sự nhất quán và điều độ là chìa khóa để thành công.
Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn kiêng hàng ngày của mình.
Mời độc giả xem thêm video:
Hai loại rau giúp thanh nhiệt, giải độc