Top 7 món ăn ngày lễ có thể gây tăng cholesterol bạn cần biết để tránh

26-12-2022 11:29 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Mùa lễ hội với những bữa tiệc gặp gỡ cuối năm, bạn chỉ ăn, uống và vui chơi. Nhưng hãy nhớ rằng, nhiều món ăn yêu thích trong ngày lễ của bạn có thể gây ra cholesterol cao. Tìm hiểu những loại thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc tránh vì chúng có thể gây tình trạng tăng mỡ máu.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch và cholesterol cao.

Điều này là do chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) trong máu, có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch. Mảng bám tích tụ có thể thu hẹp các động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tiến sĩ Michael Hirt, Hội đồng Chứng nhận về Dinh dưỡng của Đại học Harvard và Hội đồng Chứng nhận về Nội khoa của Trung tâm Y học Tích hợp ở Tarzana California, Hoa Kỳ cho biết: Thông thường nên hạn chế lượng chất béo bão hòa dưới 10% lượng calo hàng ngày của bạn. Điều này có nghĩa là nếu bạn cần 2.000 calo mỗi ngày, bạn nên đặt mục tiêu tiêu thụ không quá 200 calo từ chất béo bão hòa, tương đương khoảng 22g chất béo bão hòa.

Do đó, bạn nên chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa và hạn chế ăn các sản phẩm động vật giàu chất béo, chẳng hạn như thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo và thực phẩm chiên rán...

Trong bài viết này, các món ăn theo hàm lượng chất béo bão hòa. Từ đó, có thể cân nhắc nên hạn chế thưởng thức loại nào và nên loại bỏ hoàn toàn món ăn nào ra khỏi thực đơn ngày lễ.

1. Ngỗng Giáng sinh

photo-1671893614530

Thịt ngỗng có hơn 60% chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần.

Chất béo bão hòa: 27,7 gam

Ngỗng là một loại gia cầm thường được dùng để nướng trong các dịp lễ tết hoặc dùng để chế biến các món ăn khác, chẳng hạn như pa-tê gan ngỗng.

Về bản chất, thịt ngỗng có thể là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngỗng thường có hàm lượng chất béo cao hơn các loại gia cầm khác, chẳng hạn như gà hoặc gà tây, và nó cũng có hàm lượng cholesterol cao hơn.

Tiến sĩ Hirt cho biết: "Thịt ngỗng có hơn 60% chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần. Nếu bạn thích ăn thịt ngỗng và muốn đưa nó vào chế độ ăn uống ngày lễ, điều quan trọng là phải lưu ý đến khẩu phần ăn và cân bằng nó với các thực phẩm bổ dưỡng khác. Bạn cũng có thể thử các phương pháp nấu ăn giúp giảm hàm lượng chất béo trong thịt, chẳng hạn như quay hoặc nướng thay vì chiên".

2. Bánh quy Giáng sinh

photo-1671893619395

Bánh quy Giáng sinh chứa nhiều đường và chất béo từ bơ sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Chất béo bão hòa: 16,2 gam

Một số loại bánh quy Giáng sinh phổ biến bao gồm bánh quy gừng, bánh quy đường, bánh quy giòn và bánh quy socola chip.

Tiến sĩ Hirt nói: "Một số mẹo để thưởng thức bánh quy Giáng sinh một cách điều độ bao gồm chọn bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt và các nguyên liệu tốt cho sức khỏe hơn, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc các loại hạt, đồng thời hạn chế thêm đường trắng, thay bằng mật ong hoặc đường mía thô".

3. Phô mai viên

photo-1671893621186

Món phô mai viên hấp dẫn chứa khá nhiều chất béo bão hòa.

Chất béo bão hòa: 14,6 gam

Phô mai viên là món khai vị được làm bằng hỗn hợp phô mai, phô mai kem và các thành phần khác được cuộn trong các loại thảo mộc, quả hạch hoặc lớp phủ khác. Nó thường được phục vụ ở nhiệt độ phòng và thường được phục vụ như một món khai vị hoặc món ăn nhẹ trong các bữa tiệc hoặc buổi họp mặt.

Mặc dù viên phô mai có thể là một món khai vị ngon và tiện lợi, nhưng chúng thường chứa nhiều calo và chất béo do có chứa phô mai và kem.

4. Bánh phô mai

photo-1671893626750

Bánh phô mai kem là món tráng miệng mát và dễ ăn.

Chất béo bão hòa: 13,3 gam

Bánh phô mai là một món tráng miệng được làm từ hỗn hợp phô mai kem, trứng, đường và các nguyên liệu khác được nướng trong vỏ bánh và sau đó làm lạnh trong tủ lạnh. Ở mức độ vừa phải, bánh phô mai có thể được thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Tuy nhiên, một vấn đề tiềm ẩn với bánh phô mai là nó thường được làm bằng phô mai kem béo và các thành phần giàu chất béo khác, chẳng hạn như bơ hoặc kem đặc, có thể góp phần làm tăng hàm lượng calo và chất béo của món ăn.

Ngoài ra, nhiều công thức làm bánh phô mai yêu cầu lớp vỏ hoặc lớp phủ có đường, có thể làm tăng thêm lượng đường tổng thể của món tráng miệng.

5. Bánh cuộn lưỡi liềm bơ

photo-1671893628573

Bánh mì cuộn hình lưỡi liềm là một món ăn nhẹ hoặc món ăn kèm tiện lợi và ngon miệng.

Chất béo bão hòa: 11 gam

Bánh cuốn lưỡi liềm là một loại bánh đóng gói sẵn, được làm từ bột nhào mềm, dẻo, được nặn thành hình lưỡi liềm. Tuy nhiên, giống như nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói sẵn, chúng có thể không bổ dưỡng bằng thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến và có thể chứa nhiều đường bổ sung và chất béo không lành mạnh.

Một vấn đề tiềm ẩn với bánh mì hình lưỡi liềm là chúng thường được làm bằng bột mì được làm giàu, đây là loại bột đã bị loại bỏ một số chất dinh dưỡng trong quá trình xay xát và sau đó được bổ sung trở lại. Bột mì được làm giàu không bổ dưỡng bằng bột ngũ cốc nguyên hạt và có thể không cung cấp các lợi ích sức khỏe tương tự.

Ngoài ra, một số nhãn hiệu bánh cuộn hình lưỡi liềm có thể chứa chất phụ gia và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng, đồng thời chúng cũng có thể chứa nhiều đường bổ sung và chất béo không lành mạnh - như bạn có thể thấy, 11 gam chất béo bão hòa.

6. Bánh bí ngô

photo-1671893631128

Khi mua bí ngô nghiền bạn nên chú ý thành phần duy nhất phải là bí ngô và không thêm phụ gia.

Chất béo bão hòa: 4,11 gam

Bí ngô là một loại thực phẩm phổ biến của người Mỹ bản địa và họ đã sử dụng bí ngô nghiền để chế biến nhiều món ăn, bao gồm cả bánh nướng. Tiến sĩ Hirt nói: "Giống như các loại 'rau' khác trên bàn ăn ngày lễ, đường, trứng và sữa khiến món ưa thích theo mùa này trở thành vấn đề đối với kết quả xét nghiệm máu tiếp theo của bạn".

Nếu bạn không thể thiếu bánh bí ngô trong bữa ăn ngày lễ, thay vì sử dụng đường nâu, hãy thử dùng mật ong để tạo ngọt.

7. Khoai tây nghiền

Top 7 món ăn ngày lễ có thể gây tăng cholesterol bạn cần biết để tránh - Ảnh 9.

Khoai tây nghiền là món không thể thiếu trong các bữa ăn ngày lễ của phương Tây.

Chất béo bão hòa: 2,6 gam

Theo Tiến sĩ Hirt, bản thân khoai tây không có chất béo bão hòa, nhưng chính thứ mà bạn 'nghiền' vào cùng (bơ, kem, bơ thực vật) có thể biến món ăn này thành "món ăn có hại". Vì vậy, để làm cho chúng tốt cho sức khỏe hơn một chút, hãy bỏ phô mai kem hoặc kem chua và thay vào đó hãy sử dụng sữa chua Hy Lạp.

Ngoài ra, hãy bỏ qua kem đặc và sử dụng sữa hạnh nhân hoặc một loại sữa thực vật lành mạnh phù hợp.

Giảm cholesterol một cách tự nhiên nhờ ăn 5 loại thực phẩm nàyGiảm cholesterol một cách tự nhiên nhờ ăn 5 loại thực phẩm này

SKĐS - Bạn đã nghe nói tới một số loại thực phẩm được cho là có tác dụng giảm cholesterol, bạn không biết điều đó có chính xác hay không. Trên thực tế, chế độ ăn uống và cholesterol có mối liên hệ như thế nào?

Xem thêm video đang được quan tâm:

7 lợi ích của vitamin C.


Thiên Châu
(Theo Eat this, not that!)
Ý kiến của bạn