Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh

01-12-2022 08:00 | Y học 360

Nhân viên văn phòng thường chỉ những người làm việc trong phòng máy lạnh, chủ yếu công việc giấy tờ, hồ sơ trên máy tính. Tưởng chừng công việc nhàn hạ tuy nhiên do thói quen ít vận động, ngồi một chỗ làm việc kéo dài 8 giờ mỗi ngày thậm chí còn tăng ca nhiều giờ dẫn tới tiềm ẩn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những bệnh nguy hiểm dân văn phòng cần cảnh giác

Thừa cân - béo phì, đặc biệt tăng vòng hai

Nguyên nhân là do ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn. Không những vậy, ít vận động hay ăn quà vặt, thừa calo dẫn tới béo phì do năng lượng nhập vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao dẫn đến nhân viên văn phòng đều có xu hướng béo bụng.

Phòng bệnh: Bỏ thói ăn vặt. Cứ 30-60 phút là đứng dậy, vươn vai đi lại quanh phòng, Ngồi đúng tư thế, lưng thẳng và ngay ngắn.

Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Bệnh lý ở mắt

Do thời gian làm việc nhiều, tiếp xúc gần với các thiết bị máy tính phát ra ánh sáng xanh gây hại cho mắt, vì thế dân văn phòng thường gặp là tình trạng khô mắt, đôi lúc gây chóng mặt, nhức mắt, thời gian lâu có thể gây cận thị.

Phòng bệnh: Cứ 30-60 phút hãy cho mắt thư giãn bằng cách nhắm rồi mở mắt trong 10 giây. Sau đó đảo mắt qua trái, qua phải trong 1-2 phút. Nhìn lên, nhìn xuống trong một phút. Nhìn từ gần đến xa, rồi từ xa đến gần trong một phút. Dùng gốc hai bàn tay xoa nhẹ hai mắt trong 30-60 giây.

Trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính

Suy tĩnh mạch mạn tính khá hay gặp ở nhân viên văn phòng do ngồi lâu ở tư thế gập và trong thời gian dài, làm cho hồi lưu máu tĩnh mạch không được tốt. Lúc đầu là tê, ngứa chân. Sau đó có thể thấy phù. Ngồi lâu và thời gian dài, ít vận động kèm theo chế độ ăn ít nước và ít chất xơ có thể gây nên bệnh trĩ.

Phòng bệnh: Cứ mỗi 120 phút nên lắc lư cẳng chân, bóp bắp chân, co duỗi bàn chân. Uống đủ nước. Ăn nhiều chất xơ. Thường xuyên vận động.

Ngoài ra, do đặc thù công việc văn phòng ít vận động, ngồi/đứng nhiều, dân văn phòng cũng thường mắc nhiều bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp như sau:

Thoái hóa đốt sống cổ

Đây là căn bệnh mà dân văn phòng ngồi làm việc suốt ngày trước máy tính thường mắc. Việc giữ cổ ở một tư thế bất động trong thời gian dài sẽ khiến máu kém lưu thông, lâu ngày dẫn tới thoái hóa. Ngồi không đúng tư thế lâu ngày sẽ dẫn đến vẹo đốt sống cổ, đốt sống lưng dẫn đến đau thắt lưng, đau vai gáy, …

Đau lưng là bệnh thường gặp nhất ở nhân viên văn phòng

Nghiên cứu cho thấy, tư thế ngồi tăng áp lực lên cột sống trên 50% so với lúc đứng. Vì vậy, dân văn phòng ngồi càng lâu thì áp lực đè lên các đốt sống càng nhiều, dễ gây đau vùng lưng. Thêm vào đó, căng thẳng trong công việc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự căng cứng cơ bắp, nhất là vùng cổ và lưng. Và nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên dễ dẫn đến đau lưng mạn tính.

Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có biểu hiện bằng cảm giác đau lan xuống ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa trong của ngón đeo nhẫn, tê giống như kiến bò hay kim châm. Một số người bị đau lan cổ tay, lòng bàn tay, cảm giác đau và tê đôi khi lan lên cẳng tay làm cho khó cầm nắm. Bệnh nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu.

Để phòng bệnh, các đối tượng thường xuyên phải làm việc với máy vi tính cần lưu ý cứ 60 phút xoay hai cổ tay theo vòng tròn trong 1-2 phút từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái. Nắm hai bàn tay lại rồi xòe ra trong một phút. Đan chéo các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau và gập lại nhẹ nhàng. Không nên cầm chuột vi tính hay đánh máy liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.

 Lời khuyên của chuyên gia

Để hạn chế mắc phải những bệnh mà dân văn phòng thường gặp, các bạn nên:

Duy trì chế độ ăn uống khoa học: hạn chế ăn thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ; tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày như rau xanh, các loại củ, trái cây; hạn chế thức khuya; không nên lạm dụng trà, cà phê.

Uống nhiều nước mỗi ngày. Trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày.

Tập thể dục giữa giờ. Có thể là những bài tập nhẹ nhằm thư giãn cơ thể. Nếu có thời gian nhiều hơn, các bạn có thể chạy bộ, tập yoga, fitness…

Nghe nhạc để thư giãn đầu óc, giúp hạn chế stress.

Tự thưởng cho mình những chuyến du lịch, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè để giải tỏa áp lực trong công việc.

Ngoài ra, khi có những dấu hiệu đau nhức cột sống và xương khớp cần đi khám để được điều trị kịp thời. Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên có thể là một lựa chọn bởi sự lành tính và an toàn, thời gian có thể sử dụng lâu dài, tránh được tác dụng phụ ảnh hưởng tới đau dạ dày, gan, thận,...

Công ty Dược phẩm VCP đã kế thừa và phát triển bài thuốc y học cổ truyền Đại tần giao thang nghiên cứu sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP đã thành công cho ra đời thuốc y học cổ truyền Đại tần giao VCP dưới dạng viên nén dễ sử dụng, tiện lợi cho nhiều đối tượng dân văn phòng bận rộn, hay đi công tác. 

Thuốc y học cổ truyền Đại tần giao VCP gồm 16 vị dược liệu tác dụng Khu phong, thanh nhiệt, dưỡng huyết, vinh cân được chỉ định:

Điều trị hội chứng thắt lưng-hông (lưng-chân đau tê bì do các nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng...)

Điều trị hội chứng cổ vai tay (đau, tê bì cổ, vai, cánh tay do các nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ...),

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn, viêm đau các khớp, viêm đau dây thần kinh mặt

Hỗ trợ điều trị liệt nửa người thể phong thấp nhiệt.

Sản phẩm đã vinh dự được Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành toàn quốc với số đăng ký thuốc y học cổ truyền TCT-00001-20. Đại tần giao VCP là thuốc y học cổ truyền, không phải là thực phẩm chức năng.

Để tìm hiểu rõ hơn về Đại tần giao VCP xem tại đây:

Fanpage: https://www.facebook.com/daitangiaovcp

Giấy phép quảng cáo số 14/2022/XNQC/YDCT do Cục Quản lý Y Dược cổ truyền - Bộ Y tế cấp ngày 21/09/2022.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc và phòng khám y học cổ truyền trên toàn quốc.

Mọi thắc mắc mà tư vấn xin liên hệ: 0919.09.6655

Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh - Ảnh 4.

 

 


PV
Ý kiến của bạn