Tổng thống V.Putin được hay mất trong ván bài Crimie?

17-03-2014 08:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Với việc Quốc hội Crimie đồng thuận nhập vào Nga, Tổng thống V.Putin đã thắng một nước cờ then chốt trong ván bài Ukraina. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi Putin được hay mất trong nước cờ Crimie?

Với việc Quốc hội Crimie đồng thuận nhập vào Nga, Tổng thống V.Putin đã thắng một nước cờ then chốt trong ván bài Ukraina. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi Putin được hay mất trong nước cờ Crimie?

Cờ Nga ngập tràn Crimia trong ngày trưng cầu dân ý

Ukraina được coi như một mảnh đất có giá trị địa chính trị quan trọng và thường xuyên chịu sự tác động, giằng xé của hai luồng ý thức hệ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau Thế chiến thứ hai, Ukraina nằm trong sự bao bọc che chở của Liên Xô, nhưng ngay sau khi Liên Xô tan rã, sự độc lập của đất nước này lại chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản với các nền kinh tế phương Tây. Sang thế kỷ 21, sự trở lại của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội đã một lần nữa đẩy.

Ước tính 1,5 triệu cử tri Crưm đi bỏ phiếu tại hơn 1.200 điểm bỏ phiếu. Các cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý sẽ phải trả lời hai câu hỏi quan trọng: một là “có đồng ý để Crưm sáp nhập Liên bang Nga hay không?”, hai là “có đồng ý để Crưm trở thành một nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraina theo Hiến pháp năm 1992 hay không?”. Hầu hết các cử tri được cho là sẽ ủng hộ phương án để Crưm trở thành một phần của Liên bang Nga.

Chính vì vậy, Ukraina đã trở thành sàn đấu giữa Tây phương và Nga trong nhiều năm qua. Với vị trí địa chính trị, địa chiến lược của mình, Ukraina là một gạch nối nắm giữ lợi ích của cả Nga lẫn EU. Nga vốn có căn cứ quân sự của mình ở đó, luôn muốn biến Ukraina thành vùng đệm an toàn đồng thời không muốn phương Tây kiểm soát được cái chốt an toàn đó. Gót chân Asin lớn nhất, đẩy Ukraina lâm vào tình trạng bất ổn là Chính phủ nước này chia làm 2 thế lực. Một thế lực thân phương Tây còn thế lực kia thì thân Nga.

Với việc Crimie muốn nhập vào Nga, nhìn bề nổi, có vẻ Nga đã thắng trong ván bài Ukraina. Tổng thống Nga V.Putin từ nay sẽ là trung tâm của cuộc khủng hoảng này và khả năng hành động của ông gia tăng gấp nhiều lần. Giờ đây, chính Putin chứ không phải là Tây phương sẽ định đoạt số phận của cuộc cách mạng Ukraina.

Nhưng thực chất, đây là tình thế buộc Nga và Crimie phải “kết hôn” với nhau, họ không còn lựa chọn nào khác. Nga buộc phải nhập Crimie về để giữ chốt an toàn của mình, còn Crimie thì cũng không còn cách nào khác là theo anh lớn Nga để bảo toàn bản thân.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lo ngại rằng, có lẽ Nga chưa lường hết mọi tình huống, cũng như chưa tìm được đáp án tối ưu cho sự lựa chọn này. Nội bộ nước Nga sẽ ảnh hưởng ra sao khi phương Tây sẽ không chịu khoanh tay nhìn Nga làm mưa làm gió. Các biện pháp trừng phạt dự kiến bao gồm: cấm cấp thị thực, phong tỏa các tài khoản Nga tại châu Âu và hạn chế quan hệ kinh tế với Nga. Ba Lan là quốc gia đi đầu khi sẽ áp đặt lệnh trừng phạt chống lại nước Nga từ ngày 17/3. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẽ áp đặt lệnh cấm cấp thị thực đối với quan chức Chính phủ Nga, Crimie và các nhân vật Mỹ cho là “đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”.

Kịch bản đối đầu do Tổng thống V.Putin lựa chọn liệu có đi vào ngõ cụt? Chiến thắng hôm nay có phải trả giá rất đắt về chiến lược và kinh tế ngày mai. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp, đồng rúp trượt giá mỗi ngày, tư bản chạy ra nước ngoài thay vì đầu tư trong nước, nếu các biện pháp trừng phạt được thi hành thì Nga bị thiệt hại nhiều hơn Tây phương. Phản pháo lại nhận định trên, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định: “Sau cuộc hội kiến với lãnh đạo các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đã nhận ra rằng các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây chỉ giúp nền công nghiệp nội địa Nga phát triển hơn và kèm theo đó là việc thay đổi chính sách xuất khẩu. Thay vì làm tổn hại nước Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ là chiếc boomerang gây tổn hại lên chính các đối tác phương Tây đang làm ăn tại Nga”.

Nhưng có một điểm không thể phủ nhận, một loạt quan hệ song phương giữa Nga và các nước phương Tây sẽ rạn nứt nghiêm trọng. Nga có nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế, điều mà không một quốc gia nào muốn, dù hùng mạnh đến đâu.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga V.Putin, một nhân vật vốn được mệnh danh là bất khả chiến bại có thể đã chuẩn bị sẵn giải pháp cho tất cả các tình huống đó. Đối với nhiều người, thế giới từ lâu tồn tại tình trạng một cực, nếu Nga phá vỡ được thế độc tôn đó, thì cục diện quốc tế sẽ thay đổi, cũng là một sự thay đổi tốt cho toàn cầu.

(Theo WSJ, Pravda)

Điệp Anh


Ý kiến của bạn