Hà Nội

Tổng quan về kỹ thuật ghép xương khi trồng răng Implant

18-02-2021 09:00 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, các bác sĩ sẽ chụp phim ở vùng răng bị mất bằng hệ thống máy Conebeam CT 3D, để đánh giá cấu trúc và mật độ xương hàm. Trong trường hợp vùng xương hàm của bệnh nhân quá mỏng hoặc chất lượng xương không đủ điều kiện để đặt Implant, sẽ được chỉ định ghép xương. Đây được đánh giá là một kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực nha khoa.

Các trường hợp được chỉ định khi ghép xương nhân tạo

Ghép xương nhân tạo là phương pháp sử dụng một lượng bột xương nhân tạo Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate để lấp đầy khoảng trống phần xương bị tiêu. Trung bình một người sẽ mất khoảng từ 3 - 6 tháng để phần xương nhân tạo tích hợp với cơ thể, sau đó mới có thể cắm trụ Implant. Chính vì là một kỹ thuật khó và tốn khá nhiều thời gian nên các bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác các trường hợp cần thiết để ghép xương. Trong đó bao gồm các trường hợp như sau:

Người mất răng quá lâu

Sau khi mất răng từ 1 đến 3 tháng, xương hàm đã có dấu hiệu thoái hóa khoảng 20% mật độ xương. Sau 3 - 6 tháng, tỷ lệ tiêu xương tăng lên 50%. Và chỉ sau từ 1 đến 2 năm, phần xương hàm có thể bị tiêu đi hoàn toàn buộc phải thực hiện ghép xương để cấy Implant.

image001 (4)

Bệnh nhân mất răng toàn hàm và bị tiêu xương

Người bị va đập, chấn thương

Người bị tai nạn, có sự va đập giữa bản xương mặt ngoài với vật cứng khiến vùng xương tại đây bị vỡ. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ thông qua máy chụp CT 3D để xem xét mức độ tổn thương xương hàm mà đưa ra chỉ định hợp lý.

Người bị thiếu canxi, thiếu răng bẩm sinh

Thiếu canxi bẩm sinh là căn bệnh rất hay gặp, nhất là ở phụ nữ. Khi đến độ tuổi trung niên biểu hiện này càng thể hiện rõ hơn thông qua việc răng yếu và thậm chí rụng dần. Lúc này cũng cần phải ghép xương thì mới có thể trồng Implant.

Chỉ với những bệnh nhân có xương hàm còn tốt, đủ điều kiện thì mới có thể tiến hành cấy Implant ngay. Còn lại, bác sĩ đều sẽ chỉ định ghép xương để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Ghép xương hàm có đau không?

Với sự phát triển của nền công nghệ nha khoa như hiện nay, việc ghép xương hoàn toàn không gây ra đau đớn. Bởi trước khi tiến hành phẫu thuật ghép xương, bác sĩ sẽ gây tê để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong toàn bộ quá trình. Sau đó tạo vạt niêm mạc giúp bộc lộ vùng xương cần ghép. Dùng mũi khoan để khoan phần vỏ xương và đặt bột xương vào xương hàm. Cuối cùng đặt màng che bộ xương, cố định chúng lại và đóng vết mổ.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài, có thể do một số nguyên nhân sau:

- Việc xác định tình trạng xương hàm của bệnh nhân không hề đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn cao lẫn kỹ thuật tốt mới chẩn đoán chính xác chất lượng, mật độ của xương hàm. Nếu bác sĩ không đủ trình độ, chuyên môn vừa gây sai sót trong việc lên kế hoạch điều trị vừa không thể thực hiện ghép xương. Trong quá trình gây tê, tạo vạt niêm mạc hay khoan phần vỏ xương để đặt bột là những bước vô cùng quan trọng, nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật sẽ khiến bệnh nhân đau đớn.

- Không trang bị đầy đủ công cụ, thiết bị cần thiết như máy chụp phim CT 3D, do đó sẽ không chẩn đoán chính xác cấu trúc và mật độ xương hàm. Dẫn đến tình trạng khoan và đặt bột sai vị trí.

- Không đảm bảo được yếu tố vô trùng của hệ thống phòng phẫu thuật, phòng vô trùng.

Tóm lại, ghép xương hàm có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ và trang bị thiết bị được sử dụng để phẫu thuật.

image002 (2)

Hình ảnh máy Conebeam CT 3D, phòng phẫu thuật, phòng điều trị tại nha khoa I-DENT 

Những biểu hiện bất thường nào sau khi ghép xương cần đến bác sĩ ngay?

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng (Giám đốc nha khoa I-DENT, có 10 năm tu nghiệp chuyên sâu tại Pháp về lĩnh vực trồng Implant và ghép xương) cho biết: Sau khi ghép xương sẽ xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu sau phẫu thuật, sưng nhẹ vùng ghép xương, sốt nhẹ dưới 38 độ… Đây đều là những biểu hiện bình thường, chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ thì sau 1 - 2 ngày sẽ khỏi hẳn.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện như: chảy máu liên tục sau khi ghép xương, nhiễm trùng vùng ghép hoặc đau nhức dữ dội,... thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay lập tức.

Chính vì thế, lời khuyên gửi đến bạn là nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để tiến hành ghép xương và cấy ghép Implant. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho chính bạn.

Nha khoa I-DENT là một trong những cơ sở chuyên sâu cấy ghép Implant tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ Tiến sĩ - Bác sĩ ở đây là những người đã có hơn 10 năm tu nghiệp tại Pháp. Nha khoa I-DENT đã thực hiện cấy ghép thành công có hơn 7.000 bệnh nhân trong và ngoài nước.

Bạn có thể liên hệ tư vấn theo địa chỉ sau:

Nha Khoa I-Dent – Địa chỉ cấy ghép Implant uy tín tại TP. HCM

Website: nhakhoaident.com

Hotline: 0941818616

Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaIDent/

Thời gian làm việc: 8h-20h (từ thứ Hai đến thứ Bảy); 8h-12h (Chủ Nhật)

Cơ sở 1: 193-195A Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM

Cơ sở 2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM


Ý kiến của bạn