Trong 600 câu này sẽ có bộ 100 câu hỏi điểm liệt; nếu thí sinh làm đúng toàn bộ 30 hoặc 45 câu (tùy sát hạch theo hạng xe), nhưng trả lời sai chỉ một câu hoặc hai câu trong bộ 100 câu điểm liệt thì thí sinh đó vẫn trượt và bị hủy kết quả thi lý thuyết.
Trong bộ 100 câu điểm liệt có 58 câu hỏi về quy tắc giao thông; 12 câu hỏi liên quan đến kỹ thuật lái xe; 30 câu hỏi giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
Dự kiến Tổng cục Đường bộ sẽ ban hành bộ câu hỏi trên vào cuối tháng 6, áp dụng tại các trung tâm sát hạch giấy phép lái xe từ tháng 9.
Theo các chuyên gia, việc tăng ngân hàng câu hỏi từ 450 câu lên 600 câu theo hướng bám sát thực tế, bổ sung một số quy định để giám sát quãng đường và thời gian thực hành của học viên nhằm bảo đảm chất lượng “đầu ra” là quan điểm được lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh.
Dự kiến, bộ đề sẽ được phát sau đó sẽ xây dựng phần mềm và chuyển giao Sở Giao thông Vận tải, các trung tâm đào tạo và sát hạch. Nhanh nhất, sau 3 tháng nữa mới có thể đưa vào để học viên làm quen với bộ đề mới trước khi tổ chức sát hạch chính thức.
Tổng cục đường bộ tăng cường quản lý công tác công tác đào tạo, cấp đổi GPLX.
Trước đó, trả lời tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ cũng tăng cường giám sát thời gian học cả lý thuyết và thực hành đồng thời tăng độ khó của các đề thi. Cụ thể, mức độ khó được nâng lên trong những tình huống thi và nếu học viên không làm đúng có thể bị đánh rớt ngay. Như xe vượt đèn đỏ có ký hiệu đường sắt, học viên mắc lỗi trong tình huống này sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
“Bộ cũng cố gắng cải tiến công tác đào tạo, đảm bảo lái xe nhận bằng có thể tham gia giao thông tốt nhất,” Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng Thể, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm, Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra các cơ sở đào tạo, sát hạnh lái xe. Bên cạnh đó, Bộ cũng tham mưu với Chính phủ sửa đổi các văn bản pháp luật phù hợp với thực tế.
Bị trượt lý thuyết hoặc thực hành, sau 1 tháng mới được thi lại GPLX
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu sở Giao thông vận tải các tỉnh thành trong toàn quốc tăng cường quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Đây là một trong những giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ trong thời gian sắp tới.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong vận tải đường bộ trong thời gian tới, các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe cần thực hiện chỉ đạo Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch thường xuyên đảo đề thi lý thuyết trắc nghiệm trên giấy khi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Theo Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng, Tổng cục đường bộ Việt Nam, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Tổng cục đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Thông tư 12 sửa đổi. Khi có Thông tư mới, tất cả các trung tâm bắt buộc phải đầu tư camera để kiểm tra, giám sát các phần thi và truyền dữ liệu về thẳng Tổng cục. Đồng thời, phải nghiên cứu lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các xe sát hạch để minh bạch số km thực tế của học viên, tránh việc “cắt xén” giờ thực hành trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe ô tô.
Cùng với đó, tất cả những thí sinh thi trượt lý thuyết hay thực hành, cơ sở sát hạch bắt buộc sau 1 tháng mới cho thi lại để học viên có thời gian ôn luyện.
Ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, việc tăng cường quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở các địa phương cũng như trong toàn quốc.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu sở Giao thông vận tải các tỉnh thành trong toàn quốc tăng cường quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Đây là một trong những giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ trong thời gian sắp tới.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong vận tải đường bộ trong thời gian tới, các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe cần thực hiện chỉ đạo Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch thường xuyên đảo đề thi lý thuyết trắc nghiệm trên giấy khi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Theo Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng, Tổng cục đường bộ Việt Nam, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Tổng cục đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Thông tư 12 sửa đổi. Khi có Thông tư mới, tất cả các trung tâm bắt buộc phải đầu tư camera để kiểm tra, giám sát các phần thi và truyền dữ liệu về thẳng Tổng cục. Đồng thời, phải nghiên cứu lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các xe sát hạch để minh bạch số km thực tế của học viên, tránh việc “cắt xén” giờ thực hành trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe ô tô.
Cùng với đó, tất cả những thí sinh thi trượt lý thuyết hay thực hành, cơ sở sát hạch bắt buộc sau 1 tháng mới cho thi lại để học viên có thời gian ôn luyện.
Ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, việc tăng cường quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở các địa phương cũng như trong toàn quốc.