Tổn thương thần kinh có thể thúc đẩy tình trạng COVID-19 kéo dài

03-03-2022 21:02 |
google news

SKĐS- Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Neurology: Neuroimmunology & Neuroinflammation, tổn thương thần kinh có khả năng là thủ phạm đứng sau một số triệu chứng COVID-19 kéo dài ở một số bệnh nhân.

Tổn thương thần kinh liên quan tới tình trạng COVID-19 kéo dài

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về bệnh lý thần kinh ngoại biên ở gần 60% số trường hợp bệnh nhân nghiên cứu bị tình trạng COVID-19 kéo dài.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Anne Louise Oaklander, Giám đốc đơn vị thần kinh thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với COVID-19 có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh nhỏ bé nằm khắp cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài cho một số người.

Theo nhóm nghiên cứu, các triệu chứng chồng chéo bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, mất vị giác và khứu giác, đau tay và chân.

Trong nghiên cứu, Oaklander và các cộng sự đã phân tích dữ liệu của 17 bệnh nhân ở Mỹ đã có chẩn đoán mắc tình trạng COVID-19 kéo dài.

Kết quả các xét nghiệm cho thấy 59% số bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh, hoặc tổn thương các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống.

Oaklander cho rằng: "Điều này là có ý nghĩa, bởi vì các triệu chứng của bệnh thần kinh sợi nhỏ trùng lặp đáng kể với các triệu chứng của COVID-19 kéo dài".

"Việc chỉ 1 trong số 17 bệnh nhân bị COVID-19 nặng trong nghiên cứu đã cho thấy ngay cả trường hợp bị COVID-19 nhẹ cũng có thể dẫn đến các triệu chứng kéo dài nếu virus khiến hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh của cơ thể". – Oaklander lưu ý.

Tổn thương thần kinh có thể thúc đẩy tình trạng COVID-19 kéo dài - Ảnh 2.

COVID-19 kéo dài liên quan tới bệnh lý thần kinh.

Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia cao cấp của Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ), đồng ý rằng: "Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng rằng tổn thương thần kinh có thể xuất hiện vì một số bệnh nhân COVID-19 kéo dài đã báo cáo các triệu chứng của bệnh lý thần kinh".

Adalja cũng đồng ý rằng: "Hiện tượng này có thể là hậu quả của các đợt phản ứng viêm do virus gây ra làm tổn thương các dây thần kinh".

Dựa trên kết quả này, Oaklander cho rằng những bệnh nhân có chẩn đoán bị tình trạng COVID-19 kéo dài mà không cải thiện sức khỏe nên được kiểm tra đánh giá xem có bị tổn thương thần kinh hay không.

Oaklander cũng cho biết, những sợi thần kinh này có khả năng tái tạo khi điều trị, mang lại cho bệnh nhân COVID-19 kéo dài cơ hội hồi phục tốt. Khoảng 2/3 số bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị bằng các loại thuốc như steroid, giúp làm giảm phản ứng miễn dịch của họ, và nhiều người đáp ứng tốt với trị liệu này.

"Sức khỏe bệnh nhân đã trở nên tốt hơn, các dây thần kinh sẽ tái tạo lại. Điều này khác với tình trạng tổn thương thần kinh không hồi phục khi bị đột quỵ". - Oaklander nói.

Các nhà khoa học cho rằng, cần tiến hành các nghiên cứu lớn hơn để xác định chính xác tỷ lệ bệnh nhân bị so với các tình trạng tổn thương khác".

Cảnh báo tổn thương 'hậu COVID' kéo dài ở trẻ em, thanh thiếu niênCảnh báo tổn thương "hậu COVID" kéo dài ở trẻ em, thanh thiếu niên

SKĐS- Chỉ trong 5 tháng gần đây, hàng chục nghìn trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra đại dịch COVID-19.

Bộ Y Tế: Căn cứ cấp độ dịch để mở lại các hoạt động du lịch địa phương từ 15/3



BS.Tài Văn
Ý kiến của bạn