Tổn thương thận do tự ý điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu tại nhà

15-08-2023 15:56 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong đó thực tế ghi nhận nhiều ca tổn thương thận. Nếu không phát hiện và điều trị sớm hiệu quả, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm…

1. Tổn thương thận do lạm dụng kháng sinh 

‏Chị H. (37 tuổi, Hà Nội) được người nhà đưa đến Bệnh viện 19-8 trong tình trạng sốt cao 40 độ C, kèm theo đau quặn bụng mạn sườn phải, tiểu buốt, tiểu rát, ăn uống kém, mệt mỏi nhiều...‏

‏Tại bệnh viện, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số đánh giá tình trạng viêm của bệnh nhân tăng cao, đồng thời, hình ảnh CT phát hiện thận đã bị tổn thương. Bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc viêm thận bể thận cấp, cần lập tức nhập viện điều trị nội trú.‏

‏BSCKII Trịnh Hùng, Phó Trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện 19-8 nhận định, đây là một ca bệnh phức tạp. Bệnh nhân cho biết bản thân đã từng viêm đường tiết niệu và tự ý dùng kháng sinh điều trị nhiều lần. Tuy nhiên, quá trình điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ, tự dùng thuốc, khiến tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.‏.. dẫn đến tổn thương thận.

‏May mắn, sau 7 ngày theo dõi sát sao và điều trị tích cực tại viện, chị H. được xuất viện điều trị ngoại trú, nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi.  ‏

‏BSCKII Trịnh Hùng khuyến cáo, ‏người bệnh không được tự ý dùng kháng sinh bừa bãi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm đường tiết niệu, nên đi khám để được điều trị kịp thời. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến việc bệnh không khỏi dứt điểm mà còn gây biến chứng khó lường. Trong trường hợp viêm tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến tổn thương thận mạn tính, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm cầu thận.‏

photo-1692066515151

‏Việc tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến việc bệnh không khỏi dứt điểm và gây ra tình trạng kháng kháng sinh khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. ‏

‏Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Người bệnh viêm cầu thận thường có các triệu chứng như phù, tiểu máu, tăng huyết áp và protein niệu. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng do biến chứng của bệnh như sốt, thiếu máu, tràn dịch đa màng…‏

‏BSCKII Trịnh Hùng cho biết, bệnh viêm cầu thận có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, huyết khối, phù phổi, suy thận cấp, suy thận mạn hoặc các biến chứng do tăng huyết áp như suy tim, đột quỵ

BSCKII Trịnh Hùng, Phó Trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện 19-8 thông tin về điều trị viêm cầu thận.

‏2. Cần lưu ý gì trong điều trị viêm cầu thận?

‏Viêm cầu thận cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn. 

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • ‏Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Không lao động quá sức trong giai đoạn cấp tính, ăn nhạt, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh‏
  • ‏Điều trị nguyên nhân: Dùng kháng sinh nếu do nhiễm khuẩn, kháng virus nếu do nhiễm virus…‏
  • ‏Điều trị triệu chứng: Dùng thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch (tùy triệu chứng).

‏Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, bác sĩ thường kết hợp nhiều loại thuốc trong điều trị viêm cầu thận cấp:‏

‏- Sử dụng thuốc kháng sinh khi còn tồn tại dấu hiệu nhiễm liên cầu: Penicillin là thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm cầu thận cấp. Trường hợp dị ứng với penicillin, có thể thay bằng erythromycin hoặc tetracyclin.‏

‏- Kiểm soát huyết áp: Thuốc lợi tiểu furosemid, aldosteron và các thuốc nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể hay chẹn kênh calci như perindopril, losartan, amlodipin... Trường hợp huyết áp cao khó kiểm soát có thể sử dụng phối hợp các thuốc đường tĩnh mạch như furosemid, nicardipin... ‏

‏- Bệnh nhân có biểu hiện suy tim có thể được chỉ định dùng digoxin hoặc một số thuốc mới thuộc nhóm SGLT-2 như dapagliflozin, empagliflozin...‏

‏- Với những trường hợp xác định nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận do bệnh tự miễn như lupus, bệnh thận IgA, viêm mạch ANCA... có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như prednisolon, methylprednisolon, MMF… Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa do có nhiều tác dụng không mong muốn.‏

‏Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như phục hồi nhanh chóng, người bệnh viêm cầu thận cần giảm các nhóm thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.... Người bệnh nên bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng đột quỵ.

2 năm tự chữa sỏi thận bằng thuốc nam người bệnh hỏng thận2 năm tự chữa sỏi thận bằng thuốc nam người bệnh hỏng thận

SKĐS - Sỏi thận rất hay gặp và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng nếu điều trị sai cách sẽ làm tổn thương thận, suy thận... thậm chí phải ghép thận.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Cơ Sở Thẩm Mỹ Viện “Hô Biến” Cô Lao Công Thành Chuyên Viên Thẩm Mỹ Căng Da Mặt Cho Khách | SKĐS

Minh Tâm
Ý kiến của bạn