Xứ Đoài, mây trắng, nắng thu
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương ?
Những câu thơ của Quang Dũng, thi nhân tài hoa của xứ Đoài mây trắng, hào sảng mà kiêu hùng, đượm chất cổ thi... cứ vương vấn trong chúng tôi khi dạo bước trên những con đường trấn Đoài, một chiều mùa thu.

Tuy không giữ được nguyên vẹn dáng hình xưa cũ nhưng nơi đây vẫn còn vô vàn những dấu tích văn minh Việt cổ, với đất lề quê thói

Vẻ đẹp thanh bình đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ

Rong ruổi trên con đường làng, đi giữa không gian cổ kính, du khách tưởng chừng nghe được tiếng ngày xưa vọng về để rồi khi xa, lại miên man nỗi nhớ câu thơ của thi sĩ Quang Dũng: "Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm; Em có bao giờ em nhớ thương?".

Đình Mông Phụ đã có cách đây gần 380 năm, mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường

Đình làng Mông Phụ trong nắng thu

Xứ Đoài ngày nay vẫn còn đó không gian mộc mạc, cổ kính, từ cổng làng, cổng đình, giếng làng đến những ngôi nhà, bờ tường đâu đâu ta cũng bắt gặp những công trình kiến trúc vùng đất cổ của người Việt

Kiến trúc xứ Đoài được xây dựng bằng đá ong cổ kính đã trở thành một nét độc đáo và đã đi vào trong những áng thơ ca, hội họa cùng với tâm hồn của con người nơi đây

Du khách tìm về xứ Đoài như tìm về một không gian xưa của trăm năm và có cảm giác như bước chân vào vùng đất quá khứ của nhiều thế kỷ

Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ Đoài, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” . Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Trải qua bao thăng trầm, những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Người xứ Đoài chất phác, hồn hậu

Nắng thu phủ lên không gian uy nghiêm, phóng khoáng mà đậm đà bản sắc văn hóa làng cổ xứ Đoài một màu cổ tích
Loa phường - Tranh cãi, lãng quên rồi bỗng... đáng yêu- giữa mùa COVID-19.