Tỏi làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư ảnh hưởng đến cả đại tràng và trực tràng. Tỷ lệ mắc đứng thứ hai, sau ung thư phổi. Khi bị ung thư đại trực tràng, người bệnh thay đổi thói quen đại tiện, đi tiêu ra máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện táo bón hoặc tiêu chảy.
Một số nghiên cứu về tỏi và ung thư đại trực tràng đều chỉ ra rằng, việc giảm nguy cơ khi tăng lượng tiêu thụ nhưng không có mối liên quan nào ngược lại. Nhưng một số bằng chứng tiền lâm sàng dựa trên mô hình các chất gây ung thư và các ung thư có thể cấy ghép được đưa ra những gợi ý về tác dụng của tỏi và allyl sulfur trong thành phần của tỏi.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy, allyl sulfur ngăn chặn ung thư đại trực tràng. Như vậy là đã có bằng chứng chứng minh được công dụng của tỏi với ung thư đại trực tràng. Các hợp chất trong tỏi giúp sửa chữa DNA, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm.
Tỏi chứa rất nhiều dược chất
Trong mỗi nhánh tỏi có chứa nhiều chất phytochemical (dược chất thực vật), nhiều chất trong đó đã thể hiện đặc tính phòng chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như flavonoid, inulin, saponin, S-allyl cysteine...
Ngoài tác dụng phòng chống ung thư mạnh nhất đối với ung thư đại trực tràng, loại rau có vị cay nồng này cũng đang được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang...
Khiến món ăn trở nên ngon hơn
Được phân loại như một loại rau, tỏi được sử dụng chủ yếu như một loại hương liệu gia vị. Các món rau sử dụng tỏi để chế biến kèm sẽ làm tăng hương vị và tạo cảm giác ngon miệng hơn, giúp tiêu thụ được nhiều rau hơn. Chế độ ăn nhiều rau đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ ung thư.
Sử dụng tỏi đúng cách
Tuy nhiên đối với bệnh nhân ung thư trong các giai đoạn điều trị bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, rối loạn vị giác… thì tỏi thường gây ra một số cảm giác khó chịu do mùi quá mạnh. Bởi vậy, cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho đối tượng này. Ngoài ra nên ăn tỏi ở dạng tươi.
Khi chế biến tỏi nên đập dập, cắt nhỏ và để ngoài không khí từ 10 đến 15 phút trước khi sử dụng. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi. Sử dụng tỏi già ngâm giấm cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch.
Cuộc gọi cầu cứu lúc 3h sáng và cái kết tựa như mơ ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh.