Hà Nội

Tối nay, ai sẽ cùng dự tiệc với Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump?

27-02-2019 10:49 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ chào hỏi nhau vào lúc 18h30' (giờ Hà Nội) tại khách sạn Sofitel Legend Metropole ở Hà Nội. Hãng thông tấn Yonhap dự đoán các vị khách sẽ dự bữa tối cùng Chủ tịch Kim Jong Un là 2 trợ lý thân cận của ông.

Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ chào hỏi nhau vào lúc 18h30' (giờ Hà Nội) tại khách sạn Sofitel Legend Metropole ở Hà Nội.

Sau đó, hai bên sẽ có cuộc gặp riêng trong khoảng 20 phút, trước khi dùng bữa tối thân mật. Theo kế hoạch bữa tối sẽ kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi và kết thúc vào khoảng 20h 35'.

Nhà Trắng cho biết tháp tùng Tổng thống Trump trong bữa tiệc tối là Ngoại trưởng Mike Pompeo và quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney. Đi cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng sẽ có sự tham dự của hai trợ lý.

Em  gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà  Kim Yo-jong thu hút truyền thông khi tới Việt Nam

Theo  hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, hai trợ lý hàng đầu của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un bao gồm Phó chủ tịch đảng Công nhân  Kim Yong-chol sẽ tham gia.

Trong một thông báo cho các phóng viên hôm thứ ba, văn phòng của Tổng thống Mỹ tiết lộ nhân vật còn lại của  Triều Tiên tham dự bữa tối như một "cộng sự thứ ba" rất có thể là em  gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà  Kim Yo-jong, sẽ có mặt. Nhà Trắng hiện chưa cho biết  tên của nhà hàng sẽ diễn ra sự kiện.

Theo truyền thông quốc  tế, những diễn biến trong buổi làm việc đầu tiên cùng buổi ăn tối sẽ là “bài kiểm tra” về kết quả hội nghị thượng đỉnh trong tuần, thậm chí có  thể quyết định tương lai của tiến trình hòa bình.

Bình luận của hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc  cho rằng,  hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử diễn ra ở  Singapore, các bên tập trung vào việc phá băng , mở đường cho một tiến trình  ngoại giao toàn diện phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, cải thiện quan hệ hướng tới hòa bình. Giờ đây, cả Mỹ và Triều Tiên phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn là đạt được các thỏa thuận cụ thể, chi tiết, vượt ra ngoài một tuyên bố chung như hội nghị lần 1.

Các cuộc đàm phán đầy đủ, cụ thể  sẽ bắt đầu vào thứ 5, ngày 28/2 tại  hội nghị thượng đỉnh chính thức.

Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về việc liệu các bên có đạt được  thỏa thuận về số phận của tổ hợp hạt nhân Yongbyon, trung tâm của chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các cơ sở khác có liên quan hay không. Ưu tiên của Tổng thống Mỹ  D.Trump là giành được thỏa thuận đóng băng hoạt động của Triều Tiên.

Phía  Bình Nhưỡng mong muốn Mỹ có thỏa thuận  chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, kết thúc trong hiệp định đình chiến, cứu trợ trừng phạt và tiếp tục đình chỉ các cuộc tập trận quân sự kết hợp thường xuyên giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ D.Trump phát đi tín hiệu rằng thời gian đang đứng về phía ông. Phát biểu trước khi khởi hành đến Việt Nam, Tổng thống Mỹ cho biết ông tin rằng ông và Nhà lãnh đạo Triều Tiên có chung quan điểm ở một mức độ nhất định và hai bên đã tạo dựng một "mối quan hệ rất tốt đẹp".

Theo người đứng đầu Nhà Trắng, ông "không vội vàng và cũng không muốn thúc giục bất cứ ai" trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông không mong muốn có các vụ thử vũ khí và chừng nào Triều Tiên vẫn tiếp tục ngừng các vụ thử như vậy, các bên đều sẽ hài lòng.

Cũng theo Yonhap, trong chuyến dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều Tiên, Tổng thống D. Trump dự kiến ​​sẽ có cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và sau đó gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào sáng 27/2.

Trong khi đó lịch trình dự hội nghị thượng đỉnh của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un vẫn chưa rõ ràng.

Hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên (KCNA)  đưa tin vào đầu vào sáng 27/2 rằng, Chủ tịch Kim Jong Un  sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào ngày vào ngày thứ 6 và thứ 7.


Hải Yến
Ý kiến của bạn