Toàn tập thông tin về Acid Folic với cơ thể

25-09-2020 09:48 | Y học 360
google news

SKĐS - Acid Folic (hay còn gọi là Folat, Folacin) là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, tạo mới và giúp các tế bào tăng trưởng, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Vì sao acid folic lại quan trọng?

Acid folic tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp ống thần kinh của thai nhi phát triển bình thường. Thiếu acid folic sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu và gây mệt mỏi thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, suy giảm trí nhớ ở chị em phụ nữ. Đồng thời, thành phần này còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng và bệnh lý về tim mạch.

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ sử dụng acid folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, để hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở hai bộ phận não và tuỷ sống như: khiếm khuyết ống thần kinh (NTDs), nứt đốt sống, khuyết một phần não bộ,… bác sĩ thường cho các mẹ bổ sung acid folic trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, khi bổ sung đủ hàm lượng acid folic cần thiết, các mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc tiền sản giật, bệnh tim mạch, một số bệnh lý, hay trầm cảm sau sinh.

Đối tượng cần bổ sung acid folic

Khi thấy trong người có những biểu hiện như khó tập trung, dễ quên, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, da nhợt nhạt, khó thở, hệ tiêu hóa không ổn, hay buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn kéo dài, miệng bị loét, sưng lưỡi… thì nghĩa là cơ thể bạn đang thiếu acid folic.

Những đối tượng dễ thiếu acid folic: Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và cho con bú, phụ nữ bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt, người mắc bệnh về đường tiêu hóa, những người đang dùng thuốc trị bệnh, như bệnh động kinh, tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, thận…

Liều lượng bổ sung:

Lượng acid folic trung bình của một người là 3mcg/kg trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 180-200mcg/ngày đối với người trưởng thành.

Đối với trẻ sơ sinh 1-6 tháng: từ 25-35mcg/ ngày; trẻ 1-8 tuổi: 150-200mcg/ ngày; trẻ 9-13 tuổi: 300mcg/ ngày; trẻ 14 tuổi trở lên: 400mcg/ ngày.

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400mcg/ ngày.

Đối với phụ nữ mang thai, liều lượng acid folic trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ là 400mcg; trong 4 – 9 tháng tiếp của thai kỳ là 600mcg; khi cho con bú là 500mcg

Với trường hợp các bà mẹ đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh, nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng acid folic cơ thể cần để bổ sung hợp lý nhất.

Nguồn cung cấp acid folic

Ảnh minh họa

Bạn có thể bổ sung acid folic từ thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu acid folic như rau xanh đậm: Rau bina, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh,...; các loại hạt; các loại trái cây như chuối, dưa gang, chanh, cam. Acid folic còn có nhiều trong gan, thận bò, ngũ cốc, bột mì, bánh mì và lòng đỏ trứng gà.

Với nhóm đối tượng dễ có nguy cơ thiếu acid folic thì thực phẩm không thể cung cấp đủ nhu cầu sắt của cơ thể, vì vậy, cần bổ sung các dưỡng chất này bằng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu lo ngại tác dụng phụ khi uống thuốc acid folic, bạn có thể tìm đến các dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung acid folic, trong thành phần của sản phẩm bổ sung sắt kết hợp cùng với sắt hữu cơ, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano để tăng hiệu quả hấp thụ sắt. Ngoài ra nên có thêm dầu mè đen giúp ngăn chặn tình trạng táo bón khi uống sắt.

Uống acid folic đúng cách như thế nào?

Thời điểm thích hợp nhất để uống acid folic là giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung folate cùng trà, cà phê, rượu, đồ uống có ga bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.

Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, do khử Fe3 thành Fe2 . Vì vậy, bạn hãy uống viên sắt chung với nước cam, chanh hoặc nước trái cây.

Uống acid folic đúng liều lượng: Tùy vào thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ có liều lượng riêng, cũng như có sự thay đổi tăng hoặc giảm theo mỗi giai đoạn.

Khi bổ sung acid folic, bạn sẽ thường bị táo bón. Do đó, nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt có thêm thành phần dầu mè đen để khắc phục tình trạng này.

Uống thuốc có chứa sắt và acid folic, khi đi ngoài, phân sẽ có màu đen do màu của sắt, nên bạn không cần quá lo lắng.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn





Ý kiến của bạn