Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

01-05-2024 06:27 | Xã hội

SKĐS - Với giá trị nổi bật về lịch sử, kiến trúc, làng cổ Phước Tích vừa được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất nâng hạng thành Di tích Quốc gia đặc biệt.

Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) là ngôi làng cổ thứ 2 được công nhận và cấp bằng Di tích Quốc gia sau làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).

Video: Toàn cảnh làng cổ vừa được đề xuất trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt.

Qua hơn 500 năm hình thành, làng cổ Phước Tích vẫn lưu giữ được giá trị của ngôi làng di sản với hàng chục nhà rường cổ có tuổi đời trên 100 năm, hệ thống đình, chùa, miếu và dấu tích văn hóa Champa...

Với những lợi thế hiện có, làng cổ Phước Tích ngày nay đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với mọi người dân, du khách trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh về ngôi làng cổ do PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận:

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 1.

Làng cổ Phước Tích được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông, được bao bọc bởi con sông Ô Lâu nằm cách thành phố Huế 40km về phía bắc.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 2.

Làng cổ Phước Tích hiện nay vẫn mang đậm không gian làng quê đậm chất Bắc Trung Bộ khi lưu giữ các giá trị truyền thống một cách nguyên vẹn.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 3.

Phước Tích ngày xưa nức tiếng với nghề gốm với 12 cửa lò, 12 bến nước là chứng tích còn lại của một thời huy hoàng với nghề gốm.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 4.

Gốm Phước Tích xưa kia vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng khắp các vùng trong nước để trở thành lựa chọn duy nhất trong Hoàng cung.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 5.

Ở làng cổ Phước Tích hiện có 26 ngôi nhà rường cổ có tuổi đời trên 100 năm, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 6.

Bên cạnh đó, tại Phước Tích hiện có hệ thống nhà thờ họ, công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng mang văn hóa Chăm Pa, 12 bến nước đặc trưng của miền quê xứ Huế...

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 7.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, với những giá trị nổi bật về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của di tích, nhằm bảo tồn những tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần phát huy giá trị di tích, UBND Thừa Thiên Huế có tờ trình gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc đề nghị nâng cấp xếp hạng di tích Làng cổ Phước Tích lên Di tích Quốc gia đặc biệt.

Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 8.
Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 9.
Toàn cảnh làng cổ được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt- Ảnh 10.

"Việc nâng hạng di tích được Bộ VHTT&DL ủng hộ, tuy nhiên quy trình xây dựng và thẩm định hồ sơ đòi hỏi khá nhiều thời gian công sức. Khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngành chức năng sẽ xây dựng đề án để phát huy hiệu quả giá trị của làng cổ", ông Phan Thanh Hải nói.

Nắng nóng gay gắt, du khách vẫn nườm nượp tham quan di tích HuếNắng nóng gay gắt, du khách vẫn nườm nượp tham quan di tích Huế

SKĐS - Mặc cho thời tiết nắng nóng gay gắt, di tích Huế trong những ngày vừa qua vẫn thu hút đông đảo người dân, du khách tới tham quan, đặc biệt khách quốc tế.


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn