Khoảng 11h30 ngày 31/12, bé Thái Lý Hạo Nam trong lúc vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi để nhặt sắt thì không may rơi xuống trụ bê tông rỗng ruột bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m. Ảnh cắt từ clip.
Nhận tin báo, Công an huyện Thanh Bình nhanh chóng đến hiện trường đồng thời báo về Công an tỉnh cử lực lượng hỗ trợ. Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cùng Ban Giám đốc Công an tỉnh có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu nạn. Ảnh: VNN.
Tại hiện trường do miệng trụ bê tông quá nhỏ, nhân viên cứu nạn không thể thả dây để leo xuống, đồng thời việc mở rộng hố mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc giải cứu nạn nhân. Ảnh: Dân trí.
Lực lượng chức năng đã triển khai nhiều phương án cứu nạn nhân, trong đó dùng máy xúc múc quanh trụ bê tông tạo miệng hố rộng để nhổ cọc. Tuy nhiên, khi đào xuống khoảng 10m, lực lượng cứu hộ không thể rút được trụ lên. Đồng thời, nhóm cứu hộ đã phải truyền ống oxy xuống hố; nước uống cũng được đưa xuống cho nạn nhân.
Tối 31/12 lực lượng chức năng khoảng 100 người cùng ba máy xúc, một xe cẩu nỗ lực xuyên đêm giải cứu cháu Nam. Nhưng đến sáng ngày 1/1, quá trình giải cứu bé vẫn không khả quan.
Sang ngày thứ 2, lực lượng chức năng tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ với hi vọng đưa cháu bé ra ngoài nhanh nhất nhưng công tác cứu nạn rất nhiều khó khăn. Ảnh: Dân Việt.
Chiều tối ngày 1/1, máy đóng cọc khoan nhồi bê tông công suất lớn được lực lượng chức năng đưa vào hiện trường để quá trình cứu nạn khả quan hơn, bởi tốc độ khoan của máy khoan cọc nhồi có thể khoan gấp nhiều lần máy khoan địa chất đang sử dụng. Ảnh: Nhân dân.
Đêm ngày 1/1, khi có thiết bị chuyên dụng trên, lực lượng cứu hộ bắt đầu khoan nhồi với lực đóng 35 tấn kèm với chức năng hút bùn, đất xung quanh cọc bê tông sâu 35 m. Ảnh: Zing.
Tuy nhiên, sau vài tiếng sử dụng, máy khoan cọc nhồi đã dừng công việc do máy hoạt động không như dự tính, buộc phải dừng và được đưa ra khỏi hiện trường. Ảnh: Zing.
Sáng ngày 2/1, lực lượng cứu hộ đã chuyển phương án sang thận trọng chắc chắn để đảm bảo an toàn cho bé.
Theo đó, lực lượng cứu hộ đang áp dụng việc khoan xoắn ốc được điều từ nơi khác đến để khoan quanh vị trí cọc bê tông nạn nhân bị mắc kẹt.
Việc áp dụng khoan xoắn ốc để cố định đất tốt hơn tránh cọc bê tông bị xô lệch, dẫn đến trường hợp bị gãy mối nối cọc bê tông, nguy hiểm cho bé Hạo Nam. Ảnh: Dân trí.
Các bình oxy được đưa đến hiện trường để nạp liên tục vào miệng hố bằng máy bơm cùng dây truyền khí dài khoảng 40m. Mỗi bình khí dùng trong khoảng một tiếng, sau 18 giờ cứu hộ đã thay gần 20 bình loại 10 kg. Bình oxy được vận chuyển liên tục vào hiện trường. Ảnh: Dân trí.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - ông Phạm Thiện Nghĩa họp trực tiếp xuống hiện trường chỉ huy việc cứu hộ bé Hạo Nam. Việc triển khai mũi khoan xoắn cứu hộ đang được thực hiện gấp rút. ẢNh: Tiền Phong.
Đến 13h trưa ngày 2/1, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa thể tiếp cận được với nạn nhân. Công tác cứu hộ vẫn gấp rút được triển khai. Lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp đã huy động thêm một khoan luồng xoắn để triển khai công tác cứu hộ. Như vậy đến nay, hiện trường đã có 2 khoan luồng xoắn hoạt động. Ảnh: VTC.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 2/1/2023 chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn tại công trường thi công dự án cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Quân khu 9 đã cử lực lượng công binh với thiết bị chuyên dụng như máy nội soi thăm dò, thiết bị cưa cắt khối bê tông… đến hiện trường giải cứu cháu bé. Ảnh: VNN.
Thực hiện ngay công điện của Thủ tướng, Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo Cục QLĐTXD phân công ngay Ông Nguyễn Duy Thạch - Chi cục trưởng Chi cục phía Nam của Cục xuống ngay xuống hiện trường để phối hợp cùng các lực lượng chức năng khác đang có mặt tại hiện trường để tìm ra giải pháp để sớm cứu được nạn nhân. Ảnh: VNN.
Đồng thời, các Ban QLDA, các nhà thầu, cán bộ kỹ thuật tại các công trường Dự án Cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận Cần Thơ, các Dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trên khu vực… sẵn sàng ứng trực, huy động nhân lực, máy móc thiết bị đặc chủng sẵn có, phù hợp để cứu nạn. Ảnh: VNN.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tiếp theo đến bạn đọc.