Tổ điều tra làm việc với phi công sau vụ 2 máy bay va chạm tại sân bay Nội Bài

29-11-2021 10:51 | Xã hội
google news

SKĐS - Trong ngày hôm nay (29/11), Tổ điều tra sự cố máy bay va chạm tại Nội Bài sẽ làm việc với tổ lái và các nhân viên hàng không liên quan tới vụ việc hy hữu này.

Ngăn chặn hiểm hoạ an ninh hàng không sau vụ 2 máy bay va nhau ở sân bay Nội BàiNgăn chặn hiểm hoạ an ninh hàng không sau vụ 2 máy bay va nhau ở sân bay Nội Bài

SKĐS - Vụ hai máy bay va nhau tại sân bay Nội Bài là sự cố hàng không mức C, phải điều tra làm rõ nguyên nhân để bảo đảm tuyệt đối an toàn hàng không.

Liên quan đến vụ va chạm giữa 2 tàu bay Vietjet tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài khiến 2 tàu bay bị gãy đầu mút cánh, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đánh giá, sự cố được xếp ở mức C - sự cố uy hiếp an toàn cao (xếp dưới mức A là tai nạn và mức B là nghiêm trọng).

Về sự việc này, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm theo quy định.

Theo kế hoạch, hôm nay (29/11), Tổ điều tra do Cục Hàng không Việt Nam thành lập sẽ làm việc với tổ lái và các nhân viên hàng không liên quan tới sự cố. Trước đó, Vietjet Air đã tạm thời đình chỉ tổ bay để điều tra nguyên nhân, rà soát quy trình khai thác máy bay.

Tổ điều tra làm việc với phi công sau vụ 2 máy bay va chạm tại sân bay Nội Bài - Ảnh 2.

Phần đầu mút cánh của máy bay rụng xuống đất sau cú va chạm.

Cục Hàng không cho biết, Tổ điều tra đã kiểm tra thực địa và đánh giá hỏng hóc tàu bay liên quan, yêu cầu tháo ghi âm buồng lái, tiếp nhận hồ sơ sự cố do Cảng vụ Hàng không miền Bắc lập để phục vụ công tác điều tra.

"Đây là sự cố hy hữu đầu tiên tại Việt Nam, trên thế giới từng xảy ra một số vụ tương tự", ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không thông tin.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc, vụ va chạm giữa 2 máy bay tối 27/11 được nhận định lỗi ban đầu là do tổ lái. Tuy nhiên, trong quy trình khai thác, không chỉ có tổ lái mà còn những bộ phận khác tham gia...

Nhân viên phát tín hiệu có vai trò quan trọng khi lai dắt máy bay vào vị trí đỗ. Phi công thực hiện các thao tác điều khiển máy bay di chuyển theo huấn lệnh của đài chỉ huy và phối hợp với tín hiệu lai dắt máy bay của nhân viên mặt đất.

Tổ điều tra làm việc với phi công sau vụ 2 máy bay va chạm tại sân bay Nội Bài - Ảnh 3.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra trực quan máy bay của Vietjet sau sự cố.

"Nếu nhân viên này kịp thời phát hiện máy bay lăn bị lệch đường để phát tín hiệu thông báo cho tổ lái dừng di chuyển thì có thể đã tránh được va chạm giữa 2 máy bay", lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc nói và cho biết đã tạm giữ chứng chỉ hành nghề của nhân viên phát tín hiệu để phục vụ điều tra.

Trước đó, vào lúc 18h09 ngày 27/11, máy bay A321, số hiệu VN-A544 của Vietjet Air từ Đà Lạt hạ cánh xuống Nội Bài. Khi vào vị trí 52C tại sân đỗ, máy bay đã va chạm đầu mút cánh với máy bay số hiệu VN-A636 cùng hãng, đang đỗ tại vị trí 52D.

Toàn bộ 120 hành khách và 7 thành viên tổ bay an toàn. Tất cả rời khỏi máy bay theo lịch trình. Tuy nhiên, một đoạn mút cánh của máy bay từ Đà Lạt bị gãy, rơi xuống sân đỗ.

Sau vụ va chạm, cả 2 chiếc Airbus A321 đều tạm dừng khai thác để đánh giá tình trạng kỹ thuật và phục vụ quá trình điều tra của nhà chức trách hàng không.

Xem video đang được quan tâm:

Việt Nam tăng cường kiểm soát dịch tễ, nhiều quốc gia nỗ lực tìm cách ứng phó với biến thể Omicron


Cao Tuân
Ý kiến của bạn