Hà Nội

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp trong bối cảnh dịch COVID-19

24-10-2021 12:52 | Thời sự
google news

SKĐS - Đa số ý kiến của ĐBQH đều cho rằng, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng của hoạt động tư pháp. Đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Chủ tịch Quốc hội tri ân, tôn vinh cán bộ, chiến sĩ, lực lượng y tế bất chấp hiểm nguy để chống dịch COVID-19Chủ tịch Quốc hội tri ân, tôn vinh cán bộ, chiến sĩ, lực lượng y tế bất chấp hiểm nguy để chống dịch COVID-19

SKĐS - Trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2 – Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lòng tri ân, tôn vinh đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là ngành y tế… đã bất chấp hiểm nguy để chống dịch COVID-19.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 2 – Quốc hội khóa XV, chiều 23/10 và sáng 24/10 Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Cho ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Trần Thị Thu Phước – đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng, theo kinh nghiệm của các nước, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là xu hướng tất yếu. Đại biểu Phước cũng kiến nghị cần nghiên cứu bổ sung tài liệu về kết quả sơ kết về các vụ án tồn đọng: "Do tác động của dịch COVID-19, các vụ án Tòa án chưa đưa ra xét xử được tập trung ở cấp nào, địa phương nào, khả năng đáp ứng các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ xét xử trực tuyến của các Tòa án, của các cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân ra sao…".

Dịch COVID-19 bùng phát đặt ra yêu cầu cần thiết để tổ chức phiên tòa trực tuyến  - Ảnh 2.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Bắc Giang.

Tán thành về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng, tình hình thực tiễn đang đặt ra, yêu cầu hết sức cấp bách khi đại dịch COVID-19 bùng phát luôn thay đổi với các biến thể mới, đã, đang và có thể sẽ diễn biến hết sức phức tạp thì việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến sẽ bảo đảm cho việc xét xử bình thường của Tòa án, đồng thời bảo vệ quyền con người của bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

ĐBQH Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết như trong tờ trình. Ông cho rằng đây là giải pháp đột phá nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tố tụng của toà án. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố đòn bẩy để thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc của toà án được nhanh chóng, thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí đi lại của người dân.

Đây là phương thức tố tụng mới được áp dụng trên nền tảng công nghệ số, do vậy cần có sự đầu tư trang thiết bị, việc triển khai cũng cần thận trọng. Do đó, đại biểu đề nghị nên có sự thí điểm với từng loại án, từng địa bàn để chỉ đạo triển khai toàn quốc. Riêng tại Hải Phòng, vừa qua đã được đầu tư hệ thống thiết bị và đường truyền kết nối riêng từ hội trường xét xử của Toà án nhân dân TP. Hải Phòng đến phòng xét xử đặt tại trụ sở UBND nhằm phục vụ phiên toà xét xử trực tuyến án hành chính.

Dịch COVID-19 bùng phát đặt ra yêu cầu cần thiết để tổ chức phiên tòa trực tuyến  - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ý kiến, Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến để đảm bảo việc toà án xét xử kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phòng chống dịch bệnh, thực hiện xã hội số, toà án điện tử. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn mới, phát sinh từ yêu cầu thực tiễn nhưng chưa có luật quy định. 

Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung điều chỉnh rõ phạm vi tại khoản 1, điều 1 dự thảo Nghị quyết và bố cục lại; Tại khoản 2 điều 1 dự thảo Nghị quyết quy định phiên toà trực tuyến là phiên toà được tổ chức tại phòng xử án có sử dụng các thiết bị điện tử liên kết với nhau thông qua môi trường mạng.

Cùng nêu ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Hoàng Thị Đôi – Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La nói, đây là giải pháp phù hợp trong tình hình dịch bệnh và lâu dài. Hình thức này giúp người dân dễ dàng tiếp cận, giảm chi phí xã hội trong việc tham gia hoạt động xét xử, phù hợp với định hướng xây dựng toà án điện tử. Đại biểu đề nghị quan tâm tới việc bố trí cơ sở vật chất, đảm bảo triển khai hiệu quả Nghị quyết.

Nghị quyết có 3 Điều qui định những nội dung cơ bản sau:

1/ Tòa án nhân dân tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

2/ Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm khác do Tòa án quyết định, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.

3/ Nghị quyết giao Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và cơ quan có liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện phiên tòa trực tuyến.

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tếTình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Du lịch khẩn trương khôi phục - SKĐS



Lê Bảo - Hoàng Dương
Ý kiến của bạn