Hà Nội

Tình mẹ con ảnh hưởng tương lai của bé

14-07-2014 15:25 | Đời sống
google news

SKĐS - Mối liên hệ giữa mẹ con là một quá trình bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của trẻ và tiếp tục phát triển theo năm tháng. Mối liên hệ đặc biệt này có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ.

 

Chúng ta thường nói về bản năng của người mẹ và mối liên hệ giữa mẹ và trẻ, song chính xác thì những điều đó là gì, và chúng được tạo thành như thế nào?

Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ Elyse Rubenstein cho biết, người mẹ luôn có bản năng là muốn bảo vệ và nuôi dưỡng con mình. Bản năng người mẹ diễn ra là do một hóa chất được giải phóng bởi bộ não là oxytocin. Oxytocin thúc đẩy các cảm xúc trong các mối quan hệ, và cũng được biết đến với tác dụng đẩy mạnh bản năng làm mẹ. Điều này cho thấy bản năng làm mẹ tồn tại bên trong cơ thể chúng ta và chỉ được biểu hiện khi ta bắt đầu gây dựng mối quan hệ với một người hoặc một vật, song thời điểm bản năng làm mẹ trỗi dậy là khác nhau ở những người khác nhau. Bản năng làm mẹ được thể hiện ra ngoài khi oxytocin được tiết ra từ bộ não và chịu trách nhiệm cho việc tạo ra mối liên hệ giữa người mẹ và đứa trẻ. Điều đó có nghĩa là bản năng làm mẹ là điều cơ bản trong mối liên hệ mẹ con.

Mối liên hệ giữa mẹ và trẻ là một quá trình bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của trẻ và tiếp tục phát triển theo năm tháng. Mối liên hệ đặc biệt này có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ. Theo bác sĩ nhi khoa và tâm thần học John Bowlby, thì có vẻ như sự gắn bó với một hoặc một vài người thân là điềm báo trước cho khả năng quan hệ với người khác của đứa trẻ sau này. Sự gắn bó này tiên đoán được khả năng quan hệ với mọi người, gây dựng lòng tin, hình thành và gìn giữ tình bạn, và có những mối quan hệ thỏa mãn cả về cảm xúc lẫn thể xác.

Sự gắn bó đầu đời cho thấy, những dấu hiệu của kĩ năng quan hệ của đứa trẻ trong tương lai. Nếu sự gắn bó này không được phát triển và nuôi dưỡng đúng cách, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ sau này. Đứa trẻ sẽ không dễ dàng tin tưởng người khác, và do đó, sẽ không thể gây dựng các mối quan hệ tốt về cảm xúc cũng như thể xác. Như vậy, bản năng làm mẹ là điều quan trọng để mối liên hệ có thể phát triển. Nếu người mẹ không có bản năng làm mẹ, cô ta sẽ không cảm thấy cần thiết phải bảo vệ đứa trẻ. Khi điều này xảy ra, các nhu cầu cơ bản của đứa trẻ sẽ không được đáp ứng, và theo lý thuyết của Bowlby, mối liên hệ giữa người mẹ và đứa trẻ sẽ không phát triển.

Phương Hà (Theo Family Wikinut)

 

 


Ý kiến của bạn