1.Tinh hoàn ẩn và các loại bất thường tinh hoàn
Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn chưa xuống bìu hoặc tinh hoàn lạc chỗ hoặc tinh hoàn lò xò. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai, tỉ lệ này cao hơn ở trẻ non tháng, nhẹ cân. Một số có thể tự di chuyển xuống bìu trong vòng năm đầu, nhất là 6 tháng đầu.
Tinh hoàn ẩn là không nằm trong bìu mà nằm dọc trong đường đi gồm trong bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông.
Đối với tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn đi lạc tới một vị trí khác mà không đến bìu. Đối với tinh hoàn co rút là tinh hoàn đi lên khỏi bìu và tự trở lại bìu khi hết kích thích, thường xảy ra hai bên. Thông thường các trường hợp tinh hoàn co rút đều di chuyển xuống bìu sau tuổi dậy thì.
2. Đối tượng trẻ nào có thể bị tinh hoàn ẩn?
Theo nghiên cứu, tinh hoàn ẩn chiếm 3% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, tinh hoàn xuống tự nhiên từ khoảng 3 đến 9 tháng tuổi, đến khi một tuổi chỉ còn tỉ lệ 1%. Khoảng 33% tinh hoàn ẩn ở trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Khoảng 32% tổng số tinh hoàn ẩn một bên nhiều hơn hai bên. Khoảng 30% bên trái và bên phải là 70%.
Tỷ lệ theo vị trí tinh hoàn ẩn
3. Phân loại tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn được chia hai loại.
- Tinh hoàn ẩn sờ thấy là có thể sờ được tinh hoàn ở ống bẹn, tinh hoàn lò xo.
- Tinh hoàn ẩn không sờ thấy là tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, trong ổ bụng, không có tinh hoàn.
Nhận biết tinh hoàn ẩn là sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn.
4. Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn
Có nhiều nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn trong đó có bất thường về dây thần kinh sinh dục đùi. Hoặc khiếm khuyết hormone và có thể do bất thường dây chằng tinh hoàn bìu, mào tinh, mạch máu…
5. Tinh hoàn ẩn liệu có gây vô sinh?
Nhiều cha mẹ thường lo lắng rằng sau khi lớn thì những trường hợp bị tinh hoàn ẩn có thể vô sinh không. Theo các nghiên cứu số lượng tế bào mầm khi mổ là yếu tố tiên lượng khả năng có con của những trường hợp mắc phải bệnh này.
Theo một nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân đã được phẫu thuật tinh hoàn ẩn lúc 7 tuổi hoặc lớn hơn, thì đa số các bệnh nhân đã được mổ tinh hoàn ẩn có nhiều khả năng có con. Đối với trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên ở vị trí ống bẹn có số lượng và chất lượng tinh trùng bình thường hoặc chấp nhận được.
Đối với tinh hoàn hai bên nằm trong ổ bụng sẽ ít có khả năng có con và tất cả bệnh nhân có tinh hoàn ẩn hai bên trong ổ bụng đều không có tinh trùng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trường hợp tinh hoàn ẩn một bên chiếm 50-70% các trường hợp và ẩn hai bên là 75% có khả năng sinh sản bị ảnh hưởng. Và các nhà nghiên cứu đều đồng ý thống nhất rằng phẫu thuật sớm sẽ có khả năng cải thiện tỷ lệ này.
Tinh hoàn ẩn là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai
6. Chẩn đoán tinh hoàn ẩn
Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ tinh hoàn ẩn thì cần đến cơ sở y tế để khám. Tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bệnh nhân bằng cách để bệnh nhi tư thế nằm ngửa và ngồi xổm nhìn thấy bìu rỗng. Và khám tổng thể phát hiện dị tật đi kèm và sự phát triển của hệ sinh dục.
Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán để biết chính xác.
- Phương pháp siêu âm: Được chỉ định khi bệnh nhân quá béo, khám lâm sàng khó khăn. Tuy nhiên, siêu âm hạn chế trong các trường hợp tinh hoàn ẩn không sờ thấy vì tỉ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Đối với phương pháp siêu âm không phân biệt tinh hoàn trong ổ bụng với không có tinh hoàn.
- Nội soi ổ bụng: Thông thường nội soi sẽ chẩn đoán trên 95% trong các trường hợp tinh hoàn ẩn không sờ thấy .
- Chụp tĩnh mạch chủ dưới qua tĩnh mạch đùi để tìm tĩnh mạch tinh, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ mặc dù được coi là phương pháp có giá trị để xác định vị trí tinh hoàn nhưng nhược điểm là phương pháp thăm dò gây sang chấn .
- Đo Testosterone, liệu pháp HCG…: Để phát hiện lưỡng giới trong trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên hoặc tinh hoàn ẩn kèm lỗ tiểu thấp .
7. Biến chứng của tinh hoàn ẩn
Có nhiều biến chứng có thể xảy ra bao gồm: Xoắn tinh hoàn, vô sinh (thường bị giảm khả năng sinh sản ở cả tinh hoàn ẩn một bên hoặc hai bên và có thể vô sinh ở tinh hoàn ẩn hai bên cao hơn một bên). Ngoài ra, ung thư hóa tinh hoàn ẩn có thể xảy ra đối với trường hợp mắc tinh hoàn ẩn hai bên bị cao hơn một bên.
8. Điều trị tinh hoàn ẩn
- Nguyên tắc điều trị
Tinh hoàn ẩn có chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu trong mọi trường hợp trừ tinh hoàn co rút. Phẫu thuật sớm sẽ tránh teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn do xoắn, vô sinh và ung thư hóa, cải thiện chức năng nội tiết của tinh hoàn, hình dạng của bìu.
Tinh hoàn ẩn sau tuổi dậy thì: Cố định ở bìu nếu dễ dàng, nếu khó hoặc bất thường (khó đưa xuống, teo nhỏ, mềm) nên cắt bỏ.
- Thời điểm phẫu thuật
Đa số nhà nghiên cứu đều thống nhất là cần phải mổ sớm để tránh các thương tổn về tổ chức học của tinh hoàn. Theo nhiều nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để phẫu thuật là 6 - 12 tháng (ngay sau 1 tuổi trong tinh hoàn ẩn sẽ giảm số lượng tế bào mầm, xuất hiện tế bào Leydid bất thường và xơ hóa quanh các ống sinh tinh, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh về sau).
Tinh hoàn ẩn trong ổ bụng và phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn
9- Lời khuyên của thầy thuốc
Trẻ sau phẫu thuật cần được khám định kỳ theo hẹn với các bác sĩ. Thông thường lịch hẹn sẽ là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Khi khám lại trẻ sẽ được đánh giả vị trí và kích thước của tinh hoàn bằng việc thăm khám của bác sĩ và siêu âm.
Trẻ cần được theo dõi tới khi trưởng thành để đánh giá chức năng sinh tinh và nội tiết của tinh hoàn và nhứng nguy cơ ác hóa có thể xảy ra. Khi trẻ đến tuổi thiếu niên trẻ nên được học cách tự khám tinh hoàn để phát hiện những bất thường. Nếu có vần đề bất thường cha mẹ nên cho trẻ khám lại ngay.
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19