Tình hình tội phạm về trật tự xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm ra sao?

02-08-2023 15:00 | Thời sự

SKĐS - Hầu hết các loại tội phạm đều giảm cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng như, cưỡng đoạt tài sản (giảm 24%); giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi (giảm 31,8%); mua bán người (giảm 50%); cố ý gây thương tích (giảm 16,4%); cướp giật tài sản (giảm 12,4%)…

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 diễn ra sáng 2/8, Ban Chỉ đạo 138 TP. Hà Nội cho biết, trong nửa đầu năm 2023, các cơ quan chức năng thành phố đã kiềm chế, kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với cùng kỳ năm 2022 (phát hiện 1.840 vụ, giảm 76 vụ, tỷ lệ 3,9%).

Hầu hết các loại tội phạm đều giảm cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng như, cưỡng đoạt tài sản (giảm 24%); giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi (giảm 31,8%); mua bán người (giảm 50%); cố ý gây thương tích (giảm 16,4%); cướp giật tài sản (giảm 12,4%); trộm cắp tài sản (giảm 1,6%); lừa đảo chiếm đoạt tài sản (giảm 9,4%)...

Kết quả điều tra khám phá chung của tội phạm về trật tự xã hội, khám phá án đặc biệt nghiêm trọng đạt cao và vượt chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra. Trong đó, Công an TP. Hà Nội đã điều tra, khám phá 1.670 vụ, 3.976 đối tượng, đạt 90,7% (vượt 15,7% chỉ tiêu); trong đó, có 166 vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, bắt 312 đối tượng, đạt 98,8% (vượt 8,8% chỉ tiêu).

Tình hình tội phạm về trật tự xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm ra sao? - Ảnh 1.

Lực lượng 141 hóa trang tuần tra, kiểm soát, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy. Ảnh: Công an Hà Nội.

Điều tra khám phá nhanh các vụ án nghiêm trọng, triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; không để các ổ nhóm tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, tội phạm có tổ chức hoạt động lộng hành, kéo dài; không để tồn tại các tụ điểm về tệ nạn xã hội gây nhức nhối trong dư luận...

Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Công an đã đưa 812 người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc (tăng 276 người so với cùng kỳ năm 2022; đạt 67,7% chỉ tiêu năm) trong đó, có 410 người có nơi cư trú ổn định; vận động 602 người cai nghiện tự nguyện (giảm 316 người so với cùng kỳ năm 2022). Tại 18 cơ sở điều trị Methadone đã duy trì điều trị cho 4.969 người nghiện. Tại 3 cơ sở cai nghiện tự nguyện đã tiếp nhận 476 lượt người vào cai nghiện tự nguyện (tăng 81 người so với cùng kỳ năm 2022).

Đại diện các đơn vị, địa phương cho rằng, bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ việc chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó, các đơn vị, địa phương cũng trao đổi về các biện pháp khắc phục, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu.

Dịp này, UBND TP. Hà Nội cũng công bố quyết định thành lập 2 Ban Chỉ đạo mới tách ra từ Ban Chỉ đạo 138 thành phố gồm: Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc TP. Hà Nội và Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP. Hà Nội.

Hà Nội thông tin chính thức việc "quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập"Hà Nội thông tin chính thức việc 'quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập'

SKĐS - UBND TP. Hà Nội mới cho biết, trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả rà soát và phương án sắp xếp của quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bác sĩ khuyến cáo quan trọng phòng ngừa bệnh tay chân miệng


Mộc Trà
Ý kiến của bạn