Tinh giản biên chế: Chưa tinh giản được những người 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về'

31-10-2022 20:04 | Thời sự
google news

SKĐS - Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) nêu quan điểm, chúng ta chưa tinh giản được những người cần đưa ra khỏi bộ máy, đó là bộ phận “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

ĐBQH đề xuất khẩn trương tháo gỡ cho người dân trong vùng dự án treo, quy hoạch treoĐBQH đề xuất khẩn trương tháo gỡ cho người dân trong vùng dự án treo, quy hoạch treo

SKĐS - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Tinh giản biên chế có thực sự đạt mục tiêu?

Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, tính đến cuối năm 2021, biên chế công chức giảm 10,01%, viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt chỉ tiêu theo nghị quyết của Đảng là tối thiểu 10%, theo ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) đây là thành tích đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, nữ đại biểu tỉnh Đồng Tháp đặt nghi vấn: "Việc tinh giản biên chế liệu có thực sự đạt mục tiêu đề ra hay chỉ đạt chỉ tiêu về mặt cơ học. Vấn đề cán bộ, công nhân viên chức nghỉ việc gia tăng trong 2 năm qua liệu có liên quan gì tới việc tinh giản biên chế ở các bộ ngành, địa phương".

Tinh giản biên chế: Chưa tinh giản được những người 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.

Đại biểu Mai Hoa cho rằng, dù thế nào đi nữa thì rõ ràng đang có vấn đề về lãng phí nguồn nhân lực ở khu vực sử dụng ngân sách nhà nước. Phân tích thêm, đại biểu nói, chủ trương đúng nhưng dường như kết quả thu lại là đang giảm mà "chưa bảo đảm được độ tinh", vì đối tượng tinh giản chủ yếu đang tập trung ở những người nghỉ hưu đúng tuổi, chuyển công tác.

"Chúng ta chưa tinh giản được những người cần đưa ra khỏi bộ máy, đó là bộ phận "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về"", đại biểu Mai Hoa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nữ đại biểu cũng nêu quan điểm, biên chế giảm nhưng công việc không giảm và chưa có những giải pháp hỗ trợ để lực lượng cán bộ, công chức, viên chức khi giảm biên chế có đủ thời gian để cống hiến. Thực tế càng tinh giản biên chế thì áp lực công việc đối với những người làm được việc càng lớn.

Không tìm được nguyên nhân thì không thể "trị" bệnh

Cùng nêu về vấn đề này, ĐBQH Bế Trung Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) lại ví von: "Trong y học có câu, không chỉ đúng nguyên nhân của bệnh thì không thể kê đơn thuốc chính xác và cũng không thể trị bệnh".

Đại biểu Bế Trung Anh cho rằng, giảm biên chế, tinh giản bộ máy không thể là cứu cánh cho việc nâng cao hiệu suất làm việc của bộ máy, tăng năng suất lao động như chúng ta đang kỳ vọng. Chúng ta đang dùng thuật ngữ "năng suất lao động thấp" khiến cho mọi con mắt đổ dồn đến năng lực, hiệu suất, thái độ làm việc của lao động trong phần đông cán bộ công chức, viên chức của chúng ta. Điều này khiến họ rất khổ tâm, thiếu tự tin.

Tinh giản biên chế: Chưa tinh giản được những người 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' - Ảnh 3.

Đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.

"Chính giả định guồng máy đang vận hành chính xác và thực hiện nên sự điều chỉnh chủ yếu tập trung vào việc giảm biên chế theo hướng muốn tăng năng suất lao động thì một người làm việc bằng hai. Chúng ta thấy, trong thời gian qua đội ngũ cán bộ nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự khó khăn khi thiếu giáo viên. Chúng ta cũng thấy đội ngũ y bác sĩ bỏ việc, thậm chí chưa bỏ việc họ cũng đã làm từ sáng đến tối mà chưa thực hiện hết công việc của mình", ĐBQH Bế Trung Anh nói.

Còn ĐBQH Lưu Bá Mạc (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) nêu quan điểm, từ tình hình thực tiễn của địa phương thấy rằng, công tác này vẫn còn có những hạn chế, khó khăn nhất định như việc tinh giản biên chế chủ yếu là giảm cơ học về số lượng, chưa thực sự gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức.

Tinh giản biên chế: Chưa tinh giản được những người 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' - Ảnh 4.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy đối với phòng chuyên môn cấp huyện về công tác dân tộc chưa được triển khai thực hiện, ngoài ra danh mục sự nghiệp công cơ bản thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực cũng chưa được Chính phủ ban hành.

Do vậy, đại biểu kiến nghị: Sớm triển khai hướng dẫn sơ kết về việc thực hiện thí điểm theo Kết luận số 34/2018 của Bộ Chính trị; sớm ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực để từ đó có cơ sở rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; xem xét nghiên cứu, điều chỉnh lộ trình, phương án cắt giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách phù hợp, linh hoạt và hiệu quả hơn.

13 bộ, ngành nào được đề xuất di dời khỏi nội đô Hà Nội?13 bộ, ngành nào được đề xuất di dời khỏi nội đô Hà Nội?

SKĐS - Mới đây, Bộ Xây dựng đã có báo cáo nội dung về nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Xem thêm video đang được quan tâm:

5 Lợi ích sức khỏe hàng đầu của hành tây.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn