Tình cảm thân thương từ nơi xa gửi tới báo Sức khỏe&Đời sống

29-06-2021 18:52 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ở phương trời xa, có người bạn nước ngoài và người Việt xa xứ dành tình cảm thân thương cho ngành y Việt Nam và báo Sức khỏe&Đời sống.

Bạn Pravamayee Samantaray, Thư ký của Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam và nghiên cứu sinh y khoa Đỗ Đăng An, Đại học Tokyo, Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) gửi những tình cảm thương thân dành cho Việt Nam và ngành y tế Việt Nam. Hai bạn cũng gửi tình cảm tới báo Sức khỏe&Đời sống, nơi tuyến đầu chống dịch trên mặt trận truyền thông. 

Pravamayee Samantaray, Thư ký Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam

Tôi gắn bó với Việt Nam kể từ hơn một thập kỷ trước. Khi là một học giả tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, tôi có để ý thấy người Việt có thói quen lành mạnh và lối sống rất tốt cho sức khỏe.

Việt Nam là một trong những quốc gia đã kiểm soát dịch COVID-19 ở mức độ tuyệt vời. Việt Nam đã tiến hành mọi biện pháp có thể để bảo vệ người dân. Trước khi dịch xâm nhập vào Việt Nam, người dân đã được tuyên truyền và hình thành thói quen đeo khẩu trang để phòng dịch.

Prava

Nhà thơ Prava, Thư ký Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam

Kể từ năm 2020, Việt Nam đã khống chế thành công dịch COVID-19. Có những thời điểm cuộc sống đã quay trở lại gần như bình thường; phong tỏa gỡ bỏ; nhà máy, trường học và chợ mở cửa trở lại. Một điều tôi ấn tượng về Việt Nam là ngay cả trong thời điểm khó khăn, người Việt Nam vẫn đoàn kết sát cánh cùng nhau và tuân thủ theo hướng dẫn phòng dịch.

Qua các bạn bè của mình, tôi đã biết công việc cao quý của tờ báo Sức khỏe & Đời sống trong phòng chống dịch COVID-19. Đây là tờ báo cung cấp những thông tin chính thống, xác thực tới người dân. Báo Sức khỏe&Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam đã luôn nỗ lực hết sức mình để đưa thông tin xác thực và hữu ích tới người dân.

bao Suc khoe Doi song trung bay tai hoi cho sach lon nhat the gioi o Kolkata Báo Sức khỏe&Đời sống trưng bày tại hội chợ sách quốc tế lớn nhất thế giới ở Kolkata, Ấn Độ.

Ấn Độ và Việt Nam là những người bạn đã trải qua thử thách thời gian, đã sát cánh cùng nhau lúc thăng trầm. Trong thời điểm khó khăn của dịch bệnh, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phân phối thực phẩm tới những công nhân nghèo thất nghiệp ở Kolkata do phong tỏa.

Đây là hành động minh chứng cho tình hữu nghị và mối quan hệ sâu đậm giữa nhân dân hai nước. Chúng tôi tin tưởng rằng “sau cơn mưa trời lại sáng”, “sau màn đêm là đến bình minh”.

Một ngày nào đó thời điểm khó khăn sẽ qua. Dù tôi chưa biết chắc đại dịch trên thế giới có chấm dứt hay không, nhưng tình hình chắc chắn sẽ lạc quan hơn. Thời điểm khó khăn này sẽ nhắc nhở chúng ta về tinh thần chiến đấu chống dịch, tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

Trên trang facebook của mình, Pravamayee Samantaray (hay tên gọi tắt là Prava) chia sẻ về sự hỗ trợ của những người bạn Việt Nam dành cho Ấn Độ. 

Sáng ngày 21/5, một máy bay chở 109 máy trợ thở và 50 máy tạo oxy, quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đến Ấn Độ. Đại sứ Phạm Sanh Châu (Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ) chia sẻ “Cảm thấy an ủi phần nào vì đã chia sẻ được một chút với bạn vào thời điểm khó khăn này”.

Còn vào ngày 27/5, Prava đã nhận được tin từ chị Phạm Nguyệt, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam rằng Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ sẽ gửi tặng 231 triệu đồng quyên góp tới Ấn Độ để giúp nước bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.
Viet Nam gui may tro tho to ho tro An Do Sáng ngày 21/5, máy bay chở 109 máy trợ thở và 50 máy tạo oxy, quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới Ấn Độ


Viet Nam gui may tro tho to ho tro An Do_2Việt Nam gửi tặng Ấn Độ 109 máy trợ thở và 50 máy tạo oxy 


Viet Nam gui may tro tho to ho tro An Do_1“Sáng sớm nay, Chính phủ Việt Nam đã gửi 109 máy trợ thở và 50 máy tạo oxy tới Ấn Độ. Hai quốc gia là những người bạn thủy chung son sắt và đã luôn sát cánh bên nhau ở những thời điểm khủng hoảng. Tình hữu nghị Ấn Độ-Việt Nam muôn năm,…” Prava chia sẻ trên facebook cá nhân.    
Viet Nam gui may tro tho to ho tro An Do_3Đại sứ Phạm Sanh Châu có mặt ở sân bay để đón lô hàng chở máy trợ thở và máy tạo oxy- quà tặng của Chính phủ Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Ấn Độ. 

 

Nghiên cứu sinh y khoa Đỗ Đăng An, Đại học Tokyo, Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ)

Là người Việt Nam đang sống và học tập ở bên Nhật, tôi phải xa gia đình và phải tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tôi rất quan tâm tới chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tình hình dịch bệnh ở Việt Nam. Tôi thường hay theo dõi các chia sẻ trực tuyến của các bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam.

Trong đợt dịch COVID-19 trên thế giới vừa qua, tôi nhận thấy báo Sức khỏe & Đời sống là kênh thông tin về sức khỏe đáp ứng kỳ vọng của người dân. Báo chia sẻ những thông tin khoa học hiện đại, cập nhật nhưng gần gũi, dễ hiểu với độc giả.

Với công việc hiện tại là một người nghiên cứu khoa học, tôi thực sự cảm thấy báo Sức khỏe&Đời sống giúp lan tỏa tri thức từ đất nước Nhật Bản xa xôi vượt hàng nghìn kilomet để đến với bạn đọc Việt Nam.

Chúng tôi chia sẻ cho nhau những bài viết của Báo về những hội thảo của anh em khoa học tại Nhật Bản với nhiều chủ đề khác nhau như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, phát triển kinh tế song hành với chống dịch, phòng chống lao hay COVID-19 cho cộng đồng người Việt ở Nhật Bản.

Chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi và gắn bó giữa những người làm khoa học trong nước và nước ngoài với nhau. Mặc dù qua online nhưng giữa chúng ta dường như không khoảng cách.

Đôi khi qua những bài viết về những vấn đề sức khỏe người dân Việt Nam ở Nhật Bản, chúng tôi cảm thấy đồng cảm hơn và làm tăng cường sợi dây gắn kết giữa người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Vẫn còn đó những nỗi khổ và những khó khăn, rào cản ngôn ngữ mà những người con xa xứ phải đối mặt, những mong muốn ước mong của những người con đang phải kiếm sống bên nước ngoài, những cảnh đời và số phận.

Tuy vậy chúng tôi vẫn ánh lên niềm hy vọng về những điều mới mẻ và những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Tôi hiểu rằng dù đi đâu thì tôi vẫn là người Việt Nam và vẫn là một phần của quê hương đất nước.

Tôi mong muốn báo chí sẽ tiếp tục là sợi dây gắn kết vô hình giữa gia đình trong nước với những người con ở nước ngoài. Tôi mong muốn những người làm khoa học ở nước ngoài chia sẻ nhiều hơn về những điều hay, thú vị và giúp ích cho cuộc sống của con người. Tôi rất mong có thể đóng góp được chút gì với kiến thức nhỏ nhoi để làm giàu lên cho những tri thức của nhân loại và của xã hội.


Nguyễn Vân
Ý kiến của bạn